Như Dân trí đã đưa tin, thống kê nhanh công tác quản lý cán bộ đi công tác nước ngoài tại 4 bộ, 6 tỉnh thành trong khoảng thời gian 4 năm từ 2012 đến 2016 mới đây đã cho những con số giật mình.
 >> Một năm, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đi nước ngoài hơn 160 ngày

 Có quá nhiều bất hợp lý trong việc giám sát các đoàn công tác đi nước ngoài ở các bộ, ngành, địa phương (Ảnh minh họa)

Có quá nhiều bất hợp lý trong việc giám sát các đoàn công tác đi nước ngoài ở các bộ, ngành, địa phương (Ảnh minh họa)

Việc cử đoàn cán bộ ra nước ngoài hằng năm của các bộ ngành, địa phương là một trong những hoạt động đối ngoại để thực hiện nhiệm vụ được giao; đồng thời nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, song phương, đa phương trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội…

Giai đoạn 2012-2016, việc cử các đoàn công tác ra nước ngoài đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, học tập kinh nghiệm và đào tạo độ ngũ cán bộ công nhân viên chức… đã góp phần thành công trong việc đàm phán các hiệp định thương mại như TPP, CTTPP, ASEAN – Nhật Bản, RCEP, FTA… Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều chuyến đi được cho là vẫn còn những tồn tại hạn chế.

Cụ thể, việc quản lý các đoàn công tác ra nước ngoài vẫn còn có sự chồng chéo giữa các bộ ngành. Chẳng hạn, Bộ Ngoại giao đảm nhận công tác quản lý cấp nhà nước về các hoạt động ngoại giao; Bộ Công An quản lý hoạt động xuất cảnh; Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các hoạt động xúc tiến đầu tư; Bộ Công Thương quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại; Bộ Nội Vụ quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức… Còn các địa phương được giao quản lý theo phạm vi địa bàn hành chính.

Bên cạnh đó, năm 2016, Thủ tướng đã bãi bỏ Quyết định số 67 về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của UBND các tỉnh thành nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản thay thế. Nhiều bộ ngành vẫn chưa ban hành quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại theo hướng dẫn của Bộ Chính trị và Ban Đối ngoại Trung ương.

Công du không theo kế hoạch

Kết quả thanh tra mới đây tại 4 bộ, 6 tỉnh thành của Thanh tra Chính phủ cho thấy, giai đoạn 2012-2016, Bộ Công Thương đã cử hơn 7.500 đoàn với khoảng 24.800 lượt cán bộ xuất ngoại. Trong đó, Bộ đề cử hơn 3.400 đoàn, với hơn 10.000 lượt cán bộ, chiếm tổng chi phí hơn 500 tỷ đồng.

Đáng chú ý hồi tháng 1/2016, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng ký quyết định cử đoàn cán bộ đi nước ngoài để tìm hiểu thị trường và hội chợ tại Agentina, Cuba và Panama trong thời gian 12 ngày. Tổng chi phí cho 5 cán bộ là gần 1,4 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hơn 320 triệu đồng. Số còn lại của 4 cán bộ khác, trong đó có hai thành viên của Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương và một cán bộ Văn phòng Chính phủ.

Cũng theo kết quả kiểm tra, giai đoạn năm 2012-2014, Bộ Tài chính cử hơn 5.000 đoàn công tác, với khoảng 11.800 lượt cán bộ đi nước ngoài. Tổng chi phí cho các chuyến xuất ngoại này vào khoảng gần 250 tỷ đồng. Cơ bản các đoàn đi của Bộ Tài chính đều nằm trong kế hoạch và thực hiện đúng quy định. Tuy vậy, vẫn có trường hợp số lần xuất ngoại trong năm nhiều hơn 2 lần. Việc quản lý theo dõi nhận hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đã cơ bản được thực hiện nhưng chưa đúng mẫu quy định.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng được xác định thực hiện các đoàn công tác nước ngoài hằng năm không khớp về kế hoạch đăng ký với Bộ Ngoại giao. Các đoàn đi ngoài kế hoạch cũng chưa tuân thủ đầy đủ quy định về việc phê duyệt bổ sung.

Tại NHNN vẫn còn việc lãnh đạo đi công tác nước ngoài nhiều hơn 2 lần một năm. Có 55 lượt lãnh đạo các chi nhánh NHNN tại địa phương tham quan nước ngoài chưa đúng chỉ thị của Ban bí thư về đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chỉ thị về tăng cường quản lý công tác các đoàn công tác nước nước ngoài. Hồ sơ giấy tờ chưa được dịch ra tiếng Việt khiến hoạt động quản lý theo dõi gặp khó khăn.

Bên cạnh đó một số trường hợp cán bộ ngân hàng huỷ chuyến đi, đổi ngày đổi người do vấn đề khách quan khiến hãng vận chuyển phạt tiền dẫn đến chi phí bị phát sinh thêm. Thành phần tham gia đoàn khảo sát, học tập ở nước ngoài ở một số bộ ngành được mời tham gia thiếu tính chủ động và sự phối hợp trong việc đề cử người đi.

Cán bộ tỉnh đi nước ngoài… thăm người thân

Tình trạng này được diễn ra phổ biến ở cả 6 tỉnh thành nằm trong diện kiểm tra, giai đoạn 2012-2016, gồm Thanh Hoá, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Đồng Nai và Tiền Giang.

Theo kết quả kiểm tra, trong số các đoàn công tác tỉnh xuất ngoại theo diện học tập, đào tạo, xúc tiến đầu tư… đa số được xác định là du lịch, thăm người thân, hoặc nghỉ không lương. Cá biệt có tỉnh Đồng Nai, đa số các đoàn đi không nằm trong chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại theo hàng năm của tỉnh.

 Kinh phí đi công tác nước ngoài của Bộ Công Thương trong 5 năm gần gấp đôi Bộ Tài chính, với số người đi cũng gần gấp 3

Kinh phí đi công tác nước ngoài của Bộ Công Thương trong 5 năm gần gấp đôi Bộ Tài chính, với số người đi cũng gần gấp 3

Bên cạnh đó, nhiều hồ sơ xuất ngoại không có bản chính của thư mời, không có văn bản chấp nhận của cơ quan chủ quản, gồm cả cán bộ trực thuộc ngành dọc như Công an, quân đội, hải quan, thuế… Chưa kể, nhiều đoàn sau khi kết thúc, trưởng đoàn đã không báo cáo lại kết quả chuyến đi.

Một số lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng được xác định đi nước ngoài quá 2 lần một năm. Cá biệt trường hợp phó bí thư tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh có năm đã đi tới 10 lần, gồm cả việc công, việc riêng, cả đối tác mời. Trong đó, giai đoạn 2012-2-16 có 134 đoàn (mỗi đoàn trên 10 người), với hơn 3.580 lượt cán bộ.

Mặc dù tỉnh đã có văn bản hạn chế các đoàn công tác nước ngoài, nhưng kiểm tra vẫn thấy cuối năm 2012 có 35 đoàn, cuối năm 2013 có 5 đoàn, cuối năm 2015 có 14 đoàn đi với nội dung “thăm quan, thăm viếng thân nhân, gia đình, khảo sát học tập kinh nghiệm…). Năm 2016 có 80 đoàn đi dưới hình thức doanh nghiệp tổ chức hoặc đài thọ.

Theo Dân trí

Từ khóa : 53000 cán bộ xuất ngoạicông ducông tác nước ngoàiđi công tác nước ngoài

Các tin liên quan đến bài viết