Khi ở lưỡi xuất hiện vết nhiệt, loét gây đau đớn suốt 2 tháng nhưng cô Wang không hề nghĩ rằng mình đã bị ung thư.
Hai tháng trước, Cô Wang – một giáo viên tại Giang Tây, Trung Quốc bị một vết nhiệt trên lưỡi và nghĩ rằng đây là triệu chứng của việc nóng trong người. Thời gian đầu cô chữa trị theo cách dân gian đó là ăn nhiều những thực phẩm có tính mát như các loại trà thảo dược kèm theo một vài loại thuốc đông y.
Nhưng vết nhiệt trên lưỡi vẫn cứng đầu không chịu biến mất mà càng ngày càng có xu hướng lan rộng và đau rát, gây khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống thậm chí ảnh hưởng đến công việc giảng dạy học sinh hằng ngày.
Sau 2 tháng từ ngày đầu tiên xuất hiện vết nhiệt, vì quá đau đớn, cô Wang mới chịu đến bệnh viện chuyên về miệng để chữa trị. Với nhiều năm kinh nghiệm, Giáo sư Pan nghi ngờ rằng vết nhiệt trên lưỡi cô Wang có thể là triệu chứng của ung thư. Sau khi xét nghiệm sinh thiết, cô Wang đã bị sốc khi các bác sĩ thông báo cô bị ung thư lưỡi.
Vết nhiệt trên lưỡi cô Wang là triệu chứng của ung thư
Cụ thể, trên lưỡi cô Wang có 2 khối u. Khối u nhỏ hơn bên phải chỉ cần mổ cục bộ và khâu lại là được. Nhưng không may, khối u bên trái lại lớn hơn, phải đục và cắt bỏ gần nửa chiếc lưỡi.
Cô Wang phải cắt bỏ 1 nửa chiếc lưỡi trong cuộc phẫu thuật
Và sau 6 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật này. Hiện tại, cô Wang đã bình phục và được xuất viện.
“Mặc dù cuộc phẫu thuật đã thành công, nhưng cô Wang đã quá bỏ bê bản thân khi chịu đựng vết nhiệt to như vậy trong 2 tháng. Nếu để muộn hơn, nguy cơ phải cắt bỏ cả chiếc lưỡi là rất cao”, giáo sư Pan nói.
Làm sao để phân biệt được vết nhiệt miệng thông thường với u lưỡi?
Để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng, các bạn hãy chú ý kỹ đến sự khác nhau giữa hai bệnh này để có thể phát hiện và xử lý kịp thời:
– Nhiệt miệng: Sưng nóng, xuất hiện các vết áp xe nông ở dưới môi, lưỡi hoặc góc miệng. Khi chúng chuyển trắng và đỡ đau thì bệnh bắt đầu giảm.
– Ung thư lưỡi: Sưng nóng, lở loét khoang miệng kéo dài. Các vết áp xe xuất hiện không tự lành được. Sút cân, biếng ăn, sốt cao. Ngứa và đau lưỡi, chảy máu lưỡi, có khối u ở vùng lười hoặc khó khăn khi nhai nói.
Lưu ý để phòng tránh nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Một chế độ ăn nhiều ranh xanh sẽ hạn chế bệnh ung thư
Điều quan trọng nhất không phải là đợi phát hiện bệnh rồi mới chữa mà chúng ta cần chú ý phòng tránh ngay từ đầu. Để hạn chế nhiệt miệng và phòng tránh ung thư lưỡi, các bạn hãy thực hiện các điều sau mỗi ngày:
– Đảm bảo chế độ ăn uống đủ nước, giàu rau xanh và trái cây.
– Luôn vệ sinh kĩ răng miệng sau khi ăn.
– Không tự động uống kháng sinh để giảm đau, sẽ làm vết nhiệt “nóng” và lâu lành hơn.
– Nên dùng các loại thuốc viên chiết xuất thảo dược, hoặc uống nước bột sắn, rau má… để giảm nhiệt miệng.
Nguồn: vietnamnet