Hầu hết các bảo tàng thường cung cấp những thông tin về quá khứ, nhưng một bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số mới ở Tokyo đã quyết định tập trung vào tương lai.
Ảnh minh họa. Nguồn: designboom.com |
Bảo tàng nghệ thuật số Mori tại Odaiba, Tokyo sẽ chính thức mở cửa vào mùa hè này. Có diện tích hơn 10.000 m2, bảo tàng đặc biệt giới thiệu nghệ thuật số, với mục tiêu “xóa bỏ các rào cản giữa nghệ thuật và lĩnh vực khác, giữa nghệ thuật và khách tham quan và giữa các các nhân với nhau – bằng cách cho phép người xem trở thành một phần của nghệ thuật”.
Nhóm teamLab và nhà phát triển đô thị Mori Building sử dụng công nghệ số để sáng tạo các tác phẩm; trong khi các tác giả bao gồm cả nghệ sỹ, lập trình viên, kỹ sư, họa sỹ hoạt hình CG, nhà toán học… Các tác phẩm giới thiệu tại Mori từng được trưng bày tại nhiều bảo tàng hàng đầu thế giới như Bảo tàng nghệ thuật châu Á tại San Francisco, Bảo tàng nghệ thuật đương đại Borusan tại Istanbul hay Bảo tàng quốc gia Victoria tại Melbourne…
Đúng với tên gọi, trải nghiệm nghệ thuật mới tại bảo tàng Mori sẽ xóa mờ mọi ranh giới. Các máy chiếu số sẽ di chuyển giữa các khung tranh, và đưa người xem vào trong các tác phẩm – vốn không ngừng di chuyển và thay đổi xung quanh.
Điều này có nghĩa là khách tham quan sẽ không đứng yên một chỗ để thưởng thức nghệ thuật, mà họ sẽ thực sự trở thành một phần của nó. Ví dụ như tác phẩm “Athletics Forest” – một không gian sáng tạo có thiết kế mô phỏng khu vực hồi hải mã (hippocampus) của bộ não. Người xem được khuyển khích nhảy, trèo và di chuyển trong không gian này trong khi tương tác với nghệ thuật số. Hay “Forest of Lamps” là một trải nghiệm trong đó, các đèn lồng sẽ trả lời các hành động của con người, tự động bật sáng. Còn có “Future Park” là một trung tâm giáo dục, nơi mọi người có thể hợp tác và sáng tạo nghệ thuật trong một không gia chia sẻ chung.
Nguồn: Artnet, Bản tin Tham khảo VHTTDL Quốc tế