Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đang khiến cho nhiều DN và hộ gia đình đối mặt với khó khăn. Nhiều tài sản sẽ được mang bán lấy tiền mặt, thanh toán các khoản nợ và chi tiêu, trong đó có ô tô.

Phá sản bán xe

Mới đây, chiếc ô tô hạng sang, Range Rover Velar được rao bán đã gây chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Ông chủ chiếc xe này là một doanh nhân cho biết sắp phá sản. Chiếc SUV Anh Quốc sản xuất năm 2017, đăng ký lần đầu tại Việt Nam vào năm 2018, đi được hơn 20.000 km, vẫn còn bảo hành, được rao bán với giá 4,6 tỷ đồng. Trong khi đó, với xe mới, nhập khẩu chính hãng, tính cả chi phí lăn bánh phải hơn 7 tỷ đồng.

Nhà giàu phá sản, cả loạt ô tô phải cho 'đi ở', bán rẻ trả nợ

Anh Nguyễn Tuấn, giám đốc Công ty TNHH Thiên An Phúc (Hà Nội) kể, với đợt dịch Covid lần thứ 4 diễn ra mới hơn 1 tháng, nhưng nhiều DN đã gặp khó khăn, bởi chưa kịp hồi phuc, lại tiếp tục bán bớt tài sản để trang trải nợ nần, duy trì hoạt động.  Anh cũng vừa mua lại của chủ một DN chiếc Toyota Land Cruiser Prado đời 2016, đăng ký lần đầu vào cuối năm 2017. Chiếc xe còn khá mới vì cũng đi hơn 30.000 km với giá 1,5 tỷ đồng, chủ DN gặp khó khó về tài chính nên bán. Với xe mới, tính cả chi phí lăn bánh hiện vào khoảng 2,7 tỷ đồng.

Không chỉ bán xe con, ngay cả xe buýt dùng để chở khách cũng được nhiều DN rao bán. Một DN lữ hành tại Hà Nội cho biết, vào năm 2019 vừa mua thêm 3 chiếc ô tô mới từ 35- 45 chỗ do Công ty ô tô Trường Hải đóng. Tuy nhiên, mới chạy chạy chưa được 1 năm thì vướng dịch Covid. Kinh doanh ngày càng khó khăn, trong khi mua xe phải vay vốn ngân hàng, nên quyết định bán dần. Mỗi chiếc xe lúc mua mới có giá hơn 2 tỷ đồng, tính cả chi phí lăn bánh, vậy mà giờ bán chỉ thu về từ 800-900 triệu đồng, lỗ hơn 1 nửa nhưng đành chấp nhận. Nếu không bán, xe cũng nằm im một chỗ, vẫn tốn chi phí gửi tại bãi hàng tháng, rồi ngày càng xuống cấp mà nợ ngân hàng không biết lấy đâu thanh toán. Cũng không biết đến khi nào ngành kinh doanh lữ hành mới khởi sắc.

Chị Hoàng Thanh Hà, chủ một DN sản xuất đồ nội thất tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) kể, dịch Covid cứ hết được một thời gian lại bùng lên, khiến hoạt động sản xuất của DN bị ảnh hưởng. Giờ này chúng tôi không có đơn hàng, gần 70 lao động không đủ việc làm. Trong khi đó, mỗi tháng cần vài tỷ đồng để trả lương và các chi phí. Chiếc Mercedes E 250 của tôi đang đi, đã vài lần phải cho “đi ở” tạm, cầm cố để vay ngoài với lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày. Nhưng đến đợt dịch Covid thứ 4 này tình hình căng hơn, tôi quyết định bán xe lấy tiền lo cho DN. Chiếc xe mới đi được hơn 2 năm, nhưng nay chấp nhận bán rẻ để có tiền ngay.

Bán nhiều hơn mua

Không chỉ riêng DN, thời gian qua kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng nhanh. Trong đó, không ít gia đình mua nhà, ô tô, đồ gia dụng,… dưới dạng trả góp. Tuy nhiên, khi đối mặt với dịch bệnh, cuộc sống gặp khó khăn, các nguồn thu bị cắt giảm, không còn khả năng trả nợ nữa, nên các ngân hàng thu hồi để bán.

Nhà giàu phá sản, cả loạt ô tô phải cho 'đi ở', bán rẻ trả nợ

Chủ cửa hàng kinh doanh ô tô cũ tại đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, từ giữa tháng  5/2021 đã tạm ngừng kinh doanh, nhưng thường xuyên nhận được các cuộc gọi mời mua xe cũ. Những người bán xe đều đang trong hoàn cảnh khó khăn, cần tiền mặt để trang trải chi phí. Do Covid nên khách mua chẳng có, vì vậy cũng chẳng muốn ôm xe cũ vào thời điểm này.

Hiện nhiều ngân hàng đang rao bán xe ô tô cũ với giá khá rẻ. Đây đều là những chiếc xe ô tô mà chủ xe đã thế chấp giấy tờ tại ngân hàng để vay tiền nhưng quá hạn thanh toán hoặc khách hàng không có đủ khả năng chi trả nợ cho ngân hàng. Phía ngân hàng phát mãi những chiếc xe này để thu hồi nợ.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) vừa thông báo bán đấu giá 62 xe ô tô các loại, thuộc nhiều thương hiệu tên tuổi, được sản xuất từ năm 2014-2018. Đa số xe có giá chưa tới 500 triệu đồng. Thậm chí, những chiếc ô tô chưa tới 70 triệu đồng. Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) cũng đang rao bán thanh lý hơn 40 ô tô các loại, với đầy đủ mẫu mã, kiểu loại và thương hiệu khác nhau, từ bình dân tới cao cấp. Trong đó phải kể đến các mẫu Ford Ranger, Mazda 3, Toyota Vios, Hyundai i10, Kia Morning…. Mức giá đưa ra từ hơn 100 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.

Dự báo của giới kinh doanh xe cũ cho thấy, số lượng xe bán ra nhiều thì giá sẽ giảm. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, mọi hoạt động không trở lại bình thường thì tới đầu quý 3/2021, số lượng xe cũ bán ra tăng.

Trong khi đó, thị trường xe cũ đang trong tình trạng ảm đạm, các giao dịch gần như không có. Theo giới kinh doanh xe cũ, là do dịch Covid, nên nhu cầu về ô tô giảm, nhiều người tạm dừng nhu cầu mua xe, khách hàng cũng ngại đến các cửa hàng vì lo sợ có thể bị lây nhiễm. Nhiều cửa hàng xe cũ vẫn mở bán nhưng rất ít khách đến xem, nên các giao dịch rất ảm đạm.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : COVID-19DN Khó KhănKinh Doanh Xe Cũô tô cũXe Cũ Thanh Lý

Các tin liên quan đến bài viết