Ngôi nhà mẹ con bà Sửu ở vốn được cải tạo lại từ chuồng bò. Bác sĩ thông báo, ca phẫu thuật sỏi thận của chị Năm con gái bà Sửu hết 30 triệu đồng, nhưng không có tiền, chị bỏ về nhà chịu đau đớn.
Không có tiền chữa bệnh, người phụ nữ cắn răng chịu đau đớn
Bà Đỗ Thị Sửu 66 tuổi, (ở thôn Đồng Mả, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), cùng con gái được người dân trong thôn quen miệng gọi là “người đàn bà sống trong chuồng bò”. Sở dĩ, mọi người gọi mẹ con bà như vậy, vì hiện tại mẹ con bà Sửu và đứa cháu ngoại đang ở trong căn nhà cấp bốn được cải tạo từ cái chuồng bò cũ rộng hơn chục m2.
Bà Sửu cùng con gái và cháu ngoại trong căn nhà cấp 4 được sửa sang trên nền chuồng bò cũ.
Ở tuổi 66, cuộc sống cơ cực, khó khăn, bà Sửu thân hình teo tóp, gầy đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Bà Sửu sinh được 5 người con, 4 trai một gái, tất cả đều sống quanh quẩn trong thôn, ngày ngày gắn bó với ruộng đồng, cuộc sống luôn trong cảnh thiếu thốn “co chỗ nọ hở chỗ kia”.
Người con gái út của bà Sửu là chị Nghiêm Thị Năm (sinh năm 1989) vừa đi khám bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Kết quả xét nghiệm chỉ rõ chị Năm bị bệnh sỏi thận, hiện giờ một viên sỏi có đường kính khoảng 10mm đã rơi xuống niệu quản, dễ gây biến chứng, nguy hiểm cho tính mạng nếu không được can thiệp sớm.
Theo lời bà Sửu kể lại, cuộc sống của hai mẹ con đang yên lành thì bỗng một ngày chị Năm kêu đau bụng. Gom góp được chút tiền, bà phải nhờ người con dâu cả đưa chị Năm đi Hà Đông khám bệnh. Khám xong, hai chị em về nhà với tâm trạng buồn thiu sau khi nghe bệnh viện chỉ định phải nhập viện gấp để mổ. Kinh phí cho ca phẫu thuật hết khoảng 30 triệu đồng, do chị Năm không có bảo hiểm.
Không có tiền nhập viện mổ theo yêu cầu của bác sĩ, chị Năm về nhà cắn răng chịu đựng những cơn đau đớn do sỏi rơi xuống niệu quản hành hạ. Chị Năm kể, có lần đang đi xới cỏ thuê thì cơn đau bụng dữ dội ập đến, chị phải đến phòng khám tư nhân trong xã tiêm một liều giảm đau rồi về nhà nằm, không thể tiếp tục công việc.
Căn nhà rộng hơn chục m2, được láng lại nền, trát vữa tường nhưng không có tiền để quét sơn.
“Anh chị em trong gia đình thì toàn làm ruộng, lo cho gia đình mình cũng đã vất vả rồi, có giúp đỡ em cũng chỉ được một phần nào thôi. Chưa kể đến chuyện nhiều người trong gia đình thường xuyên phải đi viện điều trị vì liên quan đến thận. Giờ hai mẹ con không biết trông cậy vào đâu, tôi mong muốn mọi người có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để có tiền cho nó đi phẫu thuật, có sức khỏe mới nuôi đứa con trai”, bà Sửu chia sẻ, thật lòng cực chẳng đã nên tôi mới cất lời cầu xin sự giúp đỡ như vậy.
Người phụ nữ bất hạnh với cuộc hôn nhân theo kiểu “nồi nào úp vung nấy”
Bà Sửu cho biết, từ khi sinh ra chị Năm vốn đã không được thông minh, nhanh nhẹn như những người bình thường khác. Cả tuổi thơ quanh quẩn bên con trâu con bò, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Ngày chồng bà còn sống, hai vợ chồng có nằm mơ cũng không nghĩ đến chuyện người con gái út của mình có thể “thành gia lập thất”.
Chị Năm bỏ nhà chồng về ở với mẹ đẻ từ lúc mang thai con 5 tháng tuổi, đến nay con trai đã lớn chuẩn bị vào học lớp 1.
Thế nào số phận run rủi, qua mai mối, chị Năm kết hôn với một người đàn ông ở xã bên theo kiểu “nồi nào úp vung nấy”. Chồng chị Năm cũng có vấn đề về sức khỏe, thần kinh nhiều lúc không bình thường. Kết hôn được một thời gian thì chị Năm sinh một cô con gái, mẹ chồng không may lâm bệnh nặng rồi qua đời. Một chị Năm lại mang bầu đứa con thứ 2.
Gia đình nhà chồng không hiểu lý do vì sao lại cương quyết không cho chị sinh đứa bé, bắt chị phải đi viện để bỏ con. Đến viện, bác sĩ thông báo không thể bỏ đứa bé trong bụng vì nó đã được 5 tháng tuổi. Chồng thì không bình thường, nhà chồng không đồng ý cho sinh con, chị Năm ngậm ngùi bỏ về ngoại sống với mẹ trong lúc bụng mang dạ chửa, con gái lớn ở bên nhà nội.
Thương con gái út số phận hẩm hiu, bà Sửu bàn với các con quyết định cho chị Năm mảnh đất để ở. Tiền không có, trên mảnh đất được gia đình cắt cho có một cái chuồng bò từ trước. Vậy là, cả nhà gom tiền lại để cải tạo chuồng bò thành nơi ở của ba bà cháu bây giờ.
Bà Sửu hàng ngày quanh quẩn trồng rau bán lấy tiền, rau được trồng nhờ trên đất của người khác.
“Về nhà ở được một thời gian thì nó sinh ra đứa con trai, trộm vía đến bây giờ cháu lớn lên, phát triển bình thường. Suốt 6 năm qua mẹ nó nai lưng làm lụng đủ mọi việc để kiếm tiền nuôi nó. Vốn không nhanh nhẹn nên nó chỉ làm được những việc như nhổ cỏ, xáo xới đất thuê. Ngày nào không có việc thì ra đồng mò con cua con ốc đem bán, thầy chùa ở xóm thương hoàn cảnh của nó nên mỗi lần có việc gì lại gọi nó ra làm rồi ban phát công đức”, bà Sửu kể.
Bà Sửu kể thêm, năm nay đứa cháu ngoại bắt đầu vào học lớp 1. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn chưa thể nộp hồ sơ cho cháu vì nhà trường yêu cầu phải có chứng minh thư của cả bố và mẹ, kèm theo đó là sổ hộ khẩu gia đình bản gốc.
Chị Năm cho biết, “nhiều lần tôi lên nhà bố chồng ở xã bên để xin mượn sổ hộ khẩu gốc về để làm hồ sơ cho con nhập học nhưng nhất định ông ấy không cho mượn. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa ly dị, không biết đến tháng 9 tới có làm được hồ sơ cho con đi học không, nếu không thì nó lại phải ở nhà và không được đi học giống tôi ngày trước”.
Vốn không được nhanh nhẹn như người thường, hàng ngày chị Năm cũng chỉ đi làm thuê những công việc như xáo cỏ, mò cua, bắt ốc lấy tiền nuôi con.
Hóa đơn thanh toàn tiền khám bệnh mới đây của chị Năm, theo bác sĩ nói để mổ sỏi rơi xuống niệu đạo, kinh phí mổ nếu không có bảo hiểm thì hết khoảng 30 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Tuân, Trưởng thôn Đồng Mả, xã Tuy Lai cho biết, hoàn cảnh gia đình bà Đỗ Thị Sửu nhiều năm nay luôn ở trong cảnh khó khăn. Sau khi cô con gái đi lấy chồng nhưng lại bỏ về nhà ngoại sinh con, sống cùng với mẹ già. Nghề nghiệp không có, hai mẹ con sống nhờ vào những luống rau, con cua con ốc.
Ông Tuân cho biết thêm, do chị Năm đi lấy chồng đã chuyển khẩu về quê chồng, đến giờ vẫn chưa ly hôn. Chính quyền địa phương đưa gia đình chị Năm vào danh sách hộ nghèo để được hưởng chính sách của nhà nước nhưng cũng không được. Ông Tuân mong muốn hai mẹ con bà Sửu sẽ nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để có tiền chữa bệnh.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4176: Chị Nghiêm Thị Năm
Địa chỉ: Thôn Đồng Mả, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Số điện thoại: 036.838.2941
2. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
– Số tài khoản VND: 1400206035022
– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
– Số tải khoản VND: 1017589681
– Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
– Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
– Số tài khoản VND: 333556688888
– Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
– VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236.3653.725
– VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
– VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
|
Theo Dân Trí