Nhiếp ảnh gia Alexandre Meneghini của hãng tin Anh Reuters có chuyến trải nghiệm thú vị ngắm vẻ đẹp băng giá và đàn chim cánh cụt ở lục địa dễ bị tổn thương Nam cực.
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Nam cực là nơi giá lạnh nhất trên Trái đất với kỷ lục đo được là âm 89 độ C và cũng là hoang mạc lớn nhất thế giới (khoảng 14 triệu km2).
Theo Reuters, chuyến đi do tổ chức Hòa Bình Greenpeace thực hiện nhằm ủng hộ về đề xuất của Liên minh châu Âu tạo ra một khu vực bảo vệ ở Nam cực, giúp sinh vật hoang dã, đặc biệt là chim cánh cụt nơi đây được phát triển an toàn.
Họ dự kiến thành lập khu bảo tồn biển Nam cực Weddell Sea (MPA). Đây được cho là khu bảo tồn lớn nhất trên hành tinh xanh, bao phủ diện tích 1,8 triệu km2, tạo môi trường sống an toàn cho cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt và nhiều sinh vật biển khác.
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Đoàn thám hiểm khởi hành từ cảng Punta Arenas, vùng Magallanes thuộc Chile trên tàu Bình minh Bắc cực (Arctic Sunrise), bốn ngày sau họ đến được Nam cực và có chuyến thám hiểm khám phá cá voi, các đàn chim cánh cụt và vẻ đẹp của sông băng.
Ngoài ra, họ còn nghiên cứu về tình trạng biến đổi khí hậu ở Nam cực, ô nhiễm môi trường biển và đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển này.
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
“Nam cực hiện đang được bảo vệ bởi Hiệp ước Nam cực, nhưng các vùng biển xung quanh vẫn đang trong tình trạng không an toàn. Do vậy, các dự án như MPA là cơ hội tốt để bảo vệ vùng biển Nam cực” – ông Tom Foreman, trưởng nhóm thám hiểm của Greenpeace – cho biết.
Ngoài quần thể chim cánh cụt, các nhóm hải cẩu cũng được nhìn thấy từ trên trực thăng thám hiểm Nam cực. Các nhóm đảo, vịnh, bến cảng tại Nam cực được Greenpeace thám hiểm bao gồm đảo Curverville, vịnh Trăng Khuyết (Half Moon), cảng Neko và vịnh Anh Hùng (Hero Bay). Ngoài ra, đoàn cũng đến tham quan đảo Deception, nơi có miệng núi lửa đang hoạt động.
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
“Trái với những suy nghĩ ban đầu, sự sống Nam cực đầy sức sống. Các chú chim cánh cụt, các loài chim biển, hải cẩu và cá voi khác nhau có thể được nhìn thấy mọi lúc, mọi nơi ở Nam cực” – nhiếp ảnh gia Meneghini nói.
“Những cuộc gặp gỡ các chú chim cánh cụt diễn ra đầy thú vị và đó là những khoảnh khắc không thể nào quên trong cuộc hành trình Nam cực. Chúng không xem con người là kẻ thù và có thể quay quanh chơi với bạn trong nhiều giờ liền. Còn với con chó của tôi, có lẽ nó nghĩ các bạn chim cánh cụt là những gì ngọt ngào nhất trên trái đất này” – ông Meneghini cho biết thêm.
“Nam cực tuy cách xa nền văn minh nhưng lục địa này đang bị tổn thương từ các hoạt động của con người. Tôi hi vọng qua các hình ảnh mình chụp được sẽ giới thiệu cho mọi người thấy phần nào vẻ đẹp của vùng đất này” – ông Meneghini chia sẻ.
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Ảnh: Reuters/Alexandre Meneghini
Nguồn Tuoitre.vn