Tác hại của khí thải trong giờ cao điểm đối với lái xe có thể cao gấp hai lần so với ước tính trước đây. 

Khí thải từ phương tiện giao thông được cho là có liên quan tới các bệnh tim mạch, hô hấp. Ảnh: Imgur.
Khí thải từ phương tiện giao thông được cho là có liên quan tới các bệnh tim mạch, hô hấp. Ảnh: Imgur.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Duke, Đại học Emory và Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ đã lắp các thiết bị lấy mẫu đặc biệt trong ôtô để tìm hiểu những nguy cơ từ khí thải mà các lái xe phải tiếp xúc trong giờ cao điểm ở trung tâm thành phố Atlanta, Mỹ, theo Science Daily.

Thiết bị đặc biệt này có thể thu mẫu không khí với tốc độ tương đương phổi người, được gắn trong hơn 30 loại ôtô khác nhau di chuyển trong giờ cao điểm để xác định mức ô nhiễm của khí thải đối với tài xế.

Các thiết bị phát hiện mức độ các hạt vật chất trong ôtô nhiều gấp hai so với kết quả của cảm biến đặt bên đường đo được. Nhóm cũng phát hiện ra rằng khí ô nhiễm có lượng hóa chất gây mất cân bằng oxy hoá cao gấp hai lần.

“Chúng tôi thấy rằng mọi người dường như chịu sự phơi nhiễm cao gấp đôi tiêu chuẩn sức khỏe trong những giờ cao điểm. Nếu các hóa chất này là có hại như nhiều nhà nghiên chỉ ra thì tài xế nên nghiêm túc suy nghĩ lại thói quen lái xe của mình”, Michael Bergin, giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường ở Duke, cho biết.

Theo các chuyên gia, mất cân bằng oxy hóa có thể dẫn tới các triệu chứng của Asperger, ADHD, ung thư, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, chứng xơ vữa động mạch, suy tim và đau tim, tế bào lưỡi liềm, bệnh tự kỷ, nhiễm trùng, hội chứng mỏi mãn tính và trầm cảm.

“Vẫn còn rất nhiều tranh luận về những loại khí ô nhiễm nào là nguyên nhân lớn nhất và điều gì khiến tài xế gặp nguy hiểm, nhưng điểm mấu chốt là việc lái xe trong giờ cao điểm thậm chí còn tồi tệ hơn chúng ta nghĩ”, giáo sư Bergin cho biết thêm.

Tổng hợp

Từ khóa : hiệu ứng nhà kínhkhí thảikhi thải xe hơi

Các tin liên quan đến bài viết