Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các Sàn thương mại điện tử cung ứng nông sản, thưc phẩm, hàng hóa thiết yếu.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã khẩn trương làm việc trao đổi với các Sàn thương mại điện tử  (TMĐT) lớn để lên phương án chuẩn bị tốt nguồn cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu cho khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thông qua phương thức giao dịch trực tuyến qua TMĐT.

Theo báo cáo của Cục, hàng loạt các sàn TMĐT lớn đã triển khai các chương trình ưu đãi về vận chuyển và đơn đặt hàng cho các mặt hàng nhu yếu phẩm, tạo điều kiện mua sắm cho người dân ở TP HCM và các tỉnh phía Nam trên các kênh trực tuyến.

Đơn cử, Sendo đã ngay lập tức mở ra chương trình “Đi chợ tại nhà” với hàng chục loại thực phẩm tươi sống tuyển chọn. Sàn Tiki ra mắt sảm phẩm Tiki Ngon với các sản phẩm nông sản tươi sống, lần đầu tiên bán trên sàn này. Tương tự, Shopee có bán các sản phẩm nông sản tươi trên ShopeeFarm hay các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm khác từ các sàn Voso, Postmart.

Mở kênh 'đi chợ tại gia', Sài Gòn ở nhà chống dịch, hàng ship tận cửa
Nhiều sàn kích hoạt bán nông sản 

Bên cạnh đó, Lazada áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển 100% cho tất cả các đơn hàng thực phẩm tươi sống từ 50.000 đồng trên toàn địa bàn TP.HCM đến hết ngày 26/7. Đồng thời, đơn vị này cũng áp dụng chính sách ưu đãi giảm giá 6% cho mỗi đơn hàng từ 150.000 đồng để người dân mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết ngay tại nhà.

Grab có dịch vụ Grabmart kết nối với một số chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm và chợ truyền thống để cung cấp dịch vụ đi chợ hộ cho người dân một cách hiệu quả nhờ lực lượng shipper sẵn có.

Còn theo Bưu điện TP Hồ Chí Minh, đơn vị này cũng tăng cường thực hiện các biện pháp để tổ chức bán hàng trực tuyến qua sàn TMĐT Postmart và kênh bán hàng onlie Pshop với các mặt hàng đặc thù như vải thiều Bắc Giang, khoai lang Vĩnh Long, mận Sơn La, xoài, rau xanh,….

Đồng thời đẩy mạnh bán lẻ hàng tiêu dùng tại các bưu cục, điểm phục vụ như: như gạo, dầu ăn và các mặt hàng tiêu dung khác,… Phương thức bán hàng này bước đầu được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt tình, hàng hóa được giao đến tận nhà trong thời gian giản cách.

Trong tháng 6 và tuần đầu tháng 7, Bưu điện Thành phố đã cung cấp và chuyển tới tận địa chỉ người dân hơn 140 tấn trái cây các loại và hơn 3,5 tấn gạo.

Đưa nông sản lên sàn TMĐT đã mang lại hiệu quả lớn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Với lợi thế của thương mại điện tử, việc mua thực phẩm tươi sống hay các đồ dùng thiết yếu sẽ không gặp nhiều khó khăn, các siêu thị và cửa hàng bách hóa sẽ giảm thiểu được tình trạng quá tải, hết hàng.

Vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2021, trong 10 ngày triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ Hải đương vào thời điểm cách ly, Cục Xúc tiến Thương mại đã đã hỗ trợ tiêu thụ 102 tấn nông sản của Hải Dương qua các kênh cả trực tiếp và qua sàn TMĐT.

Mới đây, Hải Dương và Bắc Giang là hai tỉnh được các sàn chung tay phân phối nông sản vải trên nền tảng của mình. Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang cho biết,  sản lượng bán online lớn nhất từ trước tới nay trên 6.000 tấn.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : cửa hàngsiêu thịthương mại điện tử

Các tin liên quan đến bài viết