Thống kê ở Scotland cho thấy vắc xin đạt hiệu quả cao chống lại biến thể Delta dù chỉ tiêm 1 liều. Nhưng kết quả ở Anh không như vậy.

Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đang gây ra sự gia tăng số ca Covid-19 trên khắp thế giới, từ Mỹ, Anh cho đến Ấn Độ. Các đột biến giúp chủng nCoV này phần nào thoát khỏi phản ứng miễn dịch do vắc xin tạo ra.

Lý do hiệu quả của vắc xin Covid-19 khác biệt giữa các nước

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, dữ liệu về mức độ hoạt động của vắc xin Covid-19 đối với biến thể Delta vẫn chưa rõ ràng.

Đầu tháng 7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vắc xin của Pfizer và AstraZeneca hoạt động tốt chống lại nguy cơ bệnh nghiêm trọng do chủng Delta gây ra. Tuy nhiên, vắc xin có thể bảo vệ không hiệu quả người bệnh có triệu chứng nhiễm Delta so với các biến thể khác.

Dưới đây là mức độ bảo vệ của vắc xin Covid-19 chống lại các ca mắc Delta có triệu chứng dựa trên nghiên cứu ở một số nước (đạt hiệu quả tối đa sau 14 ngày).

Anh

Pfizer: Hiệu quả 33% sau một liều, 88% sau hai liều.

AstraZeneca: Hiệu quả 33% sau một liều, 60% sau hai liều.

Canada

Pfizer: Hiệu quả 56% sau liều đầu tiên, 87% sau hai liều.

AstraZeneca: Hiệu quả 67% sau liều đầu tiên.

Israel

Bộ Y tế Israel cho biết vắc xin Pfizer chống lại biến thể Delta kém hơn một chút so với ước tính trước đó (64%).

Scotland

Pfizer: Hiệu quả 79% sau khi tiêm đủ hai liều.

AstraZeneca: Hiệu quả 60% sau hai liều.

Tại sao các số liệu có sự khác biệt

Tỷ lệ phần trăm hiệu quả của vắc xin là tỷ lệ số người được bảo vệ đầy đủ sau khi tiêm vắc xin. Với 80% hiệu quả, 80% số người tiêm vắc xin được bảo vệ đầy đủ và 20% thì không.

Việc đo lường hiệu quả hoạt động của vắc xin trong thực tế khó khăn hơn so với các thử nghiệm, bởi vì bạn không thể kiểm soát ai được tiêm và ai không được tiêm.

Sự khác biệt giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh do Covid-19.

Các con số cũng có thể khác nhau bởi thống kê phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả thời điểm khảo sát, độ tuổi của các đối tượng và họ có bị nhiễm Covid-19 trước đó hay không.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : COVID-19vắc xinWHO

Các tin liên quan đến bài viết