Với việc tiếp tục lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, lương của cán bộ, công chức vẫn tính theo công thức cũ: Ngạch bậc nhân với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng.
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 vừa thông qua, Quốc hội quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021 của Quốc hội.
Tức là đến ngày 1/7/2022, vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Quốc hội quyết định lùi cải cách tiền lương |
Nếu đúng theo tinh thần Nghị quyết 27 Trung ương 7 khóa XII, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Các cơ quan chức năng sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến 1/7/2022, thay vì năm 2021.
Giữ lương cơ sở 1,49 triệu đồng từ năm 2019
Như vậy đây là lần thứ 2, Quốc hội chốt lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương. Vậy khi chưa thực hiện cải cách tiền lương, lương của cán bộ, công chức được tính toán như thế nào?
Tại Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 được thông qua ngày 12/11/2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.
Tuy nhiên, năm 2020, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (ngày 19/6), Quốc hội thông qua Nghị quyết kỳ họp đồng ý chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020.
Tức là, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lương hưu vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng như năm 2019, chưa tăng lên 1,6 triệu đồng. Từ năm 2019 đến nay, lương cơ sở vẫn không thay đổi.
Như vậy, lương của cán bộ, công chức năm 2022 vẫn được tính theo công thức: lương cơ sở 1,49 triệu đồng nhân hệ số hiện hưởng. Ngoài lương, cán bộ, công chức còn được hưởng một số phụ cấp kèm theo tùy mỗi chức danh, lĩnh vực cụ thể như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc…
Hiện nay mức lương của công chức giữ chức danh chuyên gia cao cấp là cao nhất, tương đương với lương bộ trưởng.
Cụ thể, chuyên gia cao cấp có 3 hệ số lương 8.80, 9.40 và 10.00, tương ứng với 3 bậc nhân với lương cơ sở 1,49 triệu có mức lương lần lượt là: 13,112 triệu; 14,006 triệu và 14,9 triệu đồng/tháng.
Mức lương đối với chức danh này không áp dụng cho những người giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá – nghệ thuật.
Còn lại, lương cán bộ, công, viên chức, lực lượng vũ trang, công chức được chia thành 6 nhóm theo ngạch gồm: A3, A2, A1, A0, B và C. Tương ứng với đó là từng ngạch, bậc và mức lương cụ thể như sau: