Các nước Đông Nam Á có thể sẽ bị tác động bởi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ bởi những động thái gần đây đối với Bắc Kinh.

Trung Quốc mất gì?
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục hỗ trợ có mục đích các gói hỗ trợ kinh tế vào các quốc gia Đông Nam Á với hi vọng duy trì sức mạnh và tạo ảnh hưởng đến thế giới. Các cuộc chiến vì quyền lợi liên tục xảy ra bất chấp thắng hay thua. Các quốc gia giàu tài nguyên dường như luôn bị tước đoạt quyền lực bởi các nước mạnh hơn nhằm giành giật miếng mồi ngon từ các nước nhỏ và ra sức bành trướng thế mạnh áp đảo giống như vấn đề Biển Đông.
15_rybd
Các nhà quan sát tỏ ra lo lắng về các chính sách ngoại giao mới gần đây của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sau yêu cầu xét lại chính sách “Một Trung Quốc”. Khu vực Đông Nam Á có thể sẽ đẩy xa khoảng cách đối với Hoa Kỳ và tạo nên bức tường chắn đối với Tổng thống mới đắc cử Donald Trump bởi chính sách bảo hộ, chiến thuật đe dọa đối với Trung Quốc hay ý định “loại bỏ” Hiệp định thương mại châu Á – Thái Bình Dương.
Kuik Cheng Chwee, giáo sư khoa quan hệ quốc tế tại Đại học quốc gia Malaysia cho hay: “Trung Quốc luôn duy trì bản chất “thống trị” mà có thể gây ra nhiều phiền toái đối với các nước siêu cường khác. Các quốc gia Đông Nam Á cũng luôn bị gây áp lực từ Trung Quốc bởi sự thực dụng vốn có của nó trước chiến thắng của ông Trump.”
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng chính sự bành trướng của Trung Quốc cũng như khả năng thu lời từ các nước láng giềng Đông Nam Á thông qua kinh tế đã giúp Trung Quốc soán ngôi siêu cường thương mại. Ông Trump cũng liên tục phản đối kịch liệt hiệp ước thương mại tự do (TPP) được cho là không công bằng với công nhân Mỹ. Ông Trump cũng nói rõ Mỹ có ý định rút khỏi TPP.
“Nếu ông Trump rút khỏi TPP như đã hứa hẹn thì quan hệ giữa Hoa Kỳ với các các siêu cường có thể suy giảm và Trung Quốc sẽ không tránh khỏi”, ông Lynn Kuok, Viện Brookings tại Washington nói.
Lật ngược ván cờ
25_rphs
Trước đó, tại hội nghị Apec, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy kinh tế đi xa hơn trong chính sách toàn cầu hóa kinh tế.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand (không có Hoa Kỳ) có thể sẽ là bước đệm thay thế TPP trong quan hệ thương mại châu Á-Thái Bình Dương.
RCEP được dự đoán là một hiệp định thế kỷ, quy định các hoạt động thương mại của toàn vùng ASEAN. Theo các chuyên gia quốc tế, sáng kiến RCEP ra đời sẽ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào thị trường phương Tây và Hoa Kỳ. Các quốc gia trong khối RCEP sẽ cam kết tự do hóa gần hết 100% thương mại, thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số bảo vệ nhất định với những mặt hàng nhạy cảm, chẳng hạn như gạo.
Khảo sát của Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng ước tính rằng với hiệp định RCEP, hàng hóa Trung Quốc sẽ được giảm thuế từ 5-10% khi xuất sang Nhật Bản. Trong khi đó, nếu TPP không được Quốc hội Mỹ thông qua, các công ty Mỹ sẽ bị Nhật Bản áp mức thuế bình quân cao gấp đôi so với các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc.
35_sdcl
Giám đốc điều hành Trung tâm thương mại châu Á- Thái Bình Dương Deborah Elms cho hay: “RCEP sẽ cho phép Trung Quốc có nhiều thuận lợi khi Mỹ loại bỏ TPP. Các công ty Mỹ có thể sẽ thất bại nhân đôi khi họ khóa cửa hoàn toàn trước những lợi nhuận béo bở của thị trường châu Á. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn có thể “thâu tóm” qua khe hở kinh tế này.”
Các nhà quan sát cho hay, Bắc Kinh sẽ vẫn có thể hưởng lợi và giữ vững lập trường trong chính sách “Một Trung Quốc” thông qua RCEP.
Alexander Neill, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho hay: “Tôi nghi ngờ rằng Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump sẽ phải thay đổi nhiều nếu muốn xét lại chính sách “Một Trung Quốc”. Nhưng tôi không nghĩ các quốc gia Đông Nam Á cũng sẽ ảnh hưởng mạnh”.
Kuik, một chuyên gia của Malaysia cho hay, các quốc gia Đông Nam Á liên tục bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông. Sẽ có nhiều lo ngại trong phản ứng giữa các siêu cường trên thế giới và ảnh hưởng tiêu cực đến các nước Đông Nam Á. Những dự đoán về chiến lược ngoại giao gần đây của ông Trump cũng gây nhiều lo ngại đối với thế giới nói chung và các khu vực Đông Nam Á nói riêng”.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để thảo luận các vấn đề ảnh hưởng của châu Á cũng như khu vực Đông Nam Á dưới thời Donald Trump. Giống như việc chỉ định ngoại trưởng Mỹ  Rex Tillerson, biết đâu sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho châu Á hơn trước đó bởi ông Tillerson đã có nhiều kinh nghiệm đối với châu lục này.
(Theo scmp)

Từ khóa : ASEANđông nam áMỹtrung quoc

Các tin liên quan đến bài viết