Sáng ngày 31-3, tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, Sở Văn hóa thể thao và Du lịc phối hợp với UBND huyện Lộc Ninhtổ chức công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội truyền thống tập quán và tín ngưỡng: Lễ hội Dua Tpeng hay còn gọi là lễ hội Phá Bàu của người Khmer.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa trao bằng chứng nhận lễ hội Phá Bàu là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Phá Bàu của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh là lễ hội truyền thống lâu đời, là một loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo, có nội dung phong phú, đa dạng của người Khmer ở xã Lộc Khánh nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung. Không gian lễ hội ở hai địa điểm là Miếu Ông Tà-nơi, nơi thực hiện các nghi lễ xin bình an của ngươi dân và Bàu nước là nơi thực hiện các nghi lễ chính, phần hội của lễ hội.

Có thế nói, lễ hội Phá Bàu phản ảnh rõ đời sống của cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước và canh tác nương rẫy. Thông qua lễ hội của người Khmer Lộc Khánh muốn gửi nguyện cầu xin thần linh cho bà con được bình an, khỏe mạnh, cầu xin cho mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Với những ý nghĩa, giá trị đặc trưng đó, tháng 12/2019 lễ hội Phá Bàu đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch quyết định ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thế quốc gia.

Đây không chỉ là sự tôn vinh và khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của lễ hội mà còn là sự ghi nhận những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lộc Ninh, của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc nói chung, di sản của tỉnh Bình Phước nói riêng. Đây cũng là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với một di sản của cộng đồng người Khmer trên mảnh đất Lộc Ninh một thời ghi dấu những trang vàng lịch sử cách mạng.

Một số hình ảnh tại Lễ hội

anh 3

anh 4

anh 5

anh 6

Theo VH,TT&DL

Từ khóa : lễ hộilộc ninhPhá Bàu

Các tin liên quan đến bài viết