Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino nên thời tiết diễn biến khá phức tạp, nhất là mùa khô vừa qua nắng nóng, khô hanh kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh, các huyện, thị xã, cơ quan chức năng trên địa bàn đã, đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đồng thời phổ biến các văn bản pháp luật và chủ động có kế hoạch bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Các hình thức quản lý, bảo vệ rừng cụ thể như tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn nơi có rừng; phát thanh trên phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh lưu động, cho chủ rừng làm cam kết bảo vệ, phòng chống cháy rừng… Mặc dù vậy nhưng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 117 vụ vi phạm lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (giảm 90 vụ so cùng kỳ năm 2015), trong đó 106 vụ vi phạm lĩnh vực quản lý lâm sản, 4 vụ phá rừng làm thiệt hại 0,47 ha rừng sản xuất, 7 vụ cháy rừng với tổng 14,74 ha. Cơ quan chức năng đã xử lý 108 vụ, trong đó xử lý hành chính 106 vụ, xử lý hình sự 2 vụ. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã cấp 21 giấy phép khai thác tận dụng lâm sản với tổng diện tích 1.450,76 ha,

Bình Phước còn bao nhiêu rừng và đất lâm nghiệp?

Theo số liệu tổng hợp năm 2016, toàn tỉnh có 174.580,6 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất có rừng 148.484,4 ha, gồm rừng tự nhiên 56.387,4 ha và rừng trồng 92.097 ha; diện tích đất chưa có rừng 26.096,2 ha, gồm đất mới trồng rừng 12.762,3 ha, đất trống có cây gỗ tái sinh 2.199,7 ha, đất trống không có cây gỗ tái sinh 3.253,4 ha, đất có cây nông nghiệp 5.832,2 ha, đất khác 2.048,6 ha. Phạm vi kiểm kê rừng trên địa bàn 51 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã trong tỉnh: Đồng Xoài, Chơn Thành, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú.

Tổ kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập tuần tra, bảo vệ rừngTổ kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập tuần tra, bảo vệ rừng

Rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng của rừng, cụ thể: diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng 173.214,4 ha, gồm rừng đặc dụng 31.229,8 ha (rừng tự nhiên 30.245,9 ha; rừng trồng 649,5 ha; đất chưa có rừng 334,5 ha); rừng phòng hộ 43.262,8 ha (rừng tự nhiên 11.972,9 ha; rừng trồng 25.704,2 ha; đất chưa có rừng 5.585,7 ha), trong đó rừng phòng hộ đầu nguồn 36.525,9 ha, rừng phòng hộ biên giới 6.736,9 ha; rừng sản xuất 98.721,8 ha (rừng tự nhiên 13.823,9 ha; rừng trồng 65.250,4 ha; đất chưa có rừng 19.647,4 ha). Diện tích rừng ngoài quy hoạch 1.366,2 ha, gồm rừng tự nhiên 344,7 ha, rừng trồng 493 ha, đất đã trồng nhưng chưa thành rừng 528,5 ha.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo nhóm chủ quản lý: chủ rừng nhóm II gồm 85 tổ chức là các ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và đơn vị vũ trang quản lý 173.881,2 ha rừng và đất chưa có rừng; chủ rừng nhóm I gồm 12 hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, cộng đồng và 13 UBND xã quản lý 699,3 ha đất có rừng và đất chưa có rừng.Tổng trữ lượng gỗ 11.034.893m3, trong đó có 7.966.968m3 gỗ rừng tự nhiên, 3.067.925m3 gỗ rừng trồng; 207.699,7 ngàn cây tre, nứa các loại. Độ che phủ rừng toàn tỉnh tại thời điểm kiểm kê rừng là 21,59% (nếu tính cả diện tích 12.762,3 ha đất đã trồng nhưng chưa thành rừng thì tỷ lệ che phủ rừng là 23,45%).

Về tình trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã giao quyền sử dụng đất 174.237,58 ha, trong đó đang có tranh chấp 11,31 ha rừng tự nhiên; còn lại chưa giao quyền sử dụng đất 342,97 ha gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chưa có rừng, đều thuộc diện không có tranh chấp, thuộc sự quản lý của UBND các xã.

Độ che phủ không đều

Hiện nay, rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh phân theo loại cây gồm rừng gỗ (lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, lá rộng rụng lá, lá kim, hỗn giao lá rộng và lá kim); rừng tre nứa (nứa, vầu, tre/luồng, lồ ô, các loài khác); rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Độ che phủ rừng trên địa bàn 9 huyện, thị xã (trừ Bình Long, Phú Riềng) không đồng đều, cao nhất là huyện Bù Gia Mập với tỷ lệ 43,62%, kế đến là Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh; thấp nhất là huyện Chơn Thành 0,06% với diện tích có rừng 23,3 ha. Toàn bộ số liệu, bản đồ kiểm kê rừng được lưu trong phần mềm “Quản lý dữ liệu điều tra, kiểm kê rừng” chi tiết đến lô kiểm kê, chủ rừng, từ đó giúp người sử dụng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương khai thác, sử dụng dễ dàng, thuận tiện.

Tại Quyết định số 2586/QĐ-UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng của tỉnh; lập cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh phục vụ khai thác, tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hằng năm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị chủ rừng trên địa bàn có trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng trên lâm phần quản lý; lập cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp phục vụ khai thác, tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hằng năm trên đất lâm phần được giao quản lý. UBND các huyện, thị xã có rừng và đất lâm nghiệp chỉ đạo hạt kiểm lâm có trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng của huyện, thị xã; lập cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp phục vụ khai thác, tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hằng năm trên địa bàn huyện, thị xã… Sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng kết quả kiểm kê rừng để phục vụ việc theo dõi, quản lý hồ sơ đất đai trên địa bàn tỉnh.

Nam Khánh (BPO)

Từ khóa : cơ sử dữ liệu rừngvườn quốc gia bù gia mập

Các tin liên quan đến bài viết