Khởi công xây dựng bến xe miền Đông mới |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Khoa – phó chủ tịch UBND TP.HCM – nhấn mạnh việc xây dựng bến xe miền Đông mới nhằm di dời các bến xe trong nội đô ra ngoại thành, hình thành đầu mối giao thông của TP và phục vụ nhu cầu giao thông thông suốt giữa TP.HCM với các tỉnh. Góp phần kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM. Ông Khoa cảm ơn người dân đã giải tỏa nhà đất vì lợi ích của cộng đồng để xây dựng bến xe miền Đông mới. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành tạo điều kiện thuận lợi để S hoàn thành xây dựng và đưa bến xe miền Đông mới đưa vào hoạt động trong năm 2017. UBND TP yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát phải bảo đảm chất lượng, tiến độ thi công và an toàn lao động trong quá trình thi công công trình. Phát lệnh khởi công công trình, ông Trần Quốc Toản – tổng giám đốc SAMCO cho biết bến xe miền Đông mới có diện tích hơn 16ha, rộng gần gấp ba so với bến xe Miền Đông hiện hữu. Bến xe sẽ phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách/năm đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc.
Bến xe miền Đông mới chính thức khởi công xây dựng |
Xây dựng bến xe mới kết hợp xây dựng các công trình tiện ích khác như bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, khu trung chuyển và giao dịch hàng hóa, khu thương mại dịch vụ…Trong giai đoạn 1 đầu tư 773 tỉ đồng, bao gồm xây dựng nhà ga trung tâm, khu vực đậu xe chờ tài, khu vực đón trả khách, hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu, trạm xử lý nước thải. Trong đó, nhà ga trung tâm có 4 tầng và 2 tầng hầm, diện tích sàn khoảng 49.680m2, gồm các công trình nhà ga hành khách của bến xe, văn phòng làm việc, các dịch vụ hỗ trợ hành khách và nhân viên, căntin ăn uống, giải khát. Dự án xây dựng Bến xe Miền Đông mới được thiết kế theo mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng (Transit-Oriented Development – TOD), đây là mô hình phát triển đô thị tiên tiến đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Giúp các khu vực đô thị sự thuận lợi trong việc tiếp cận hệ thống giao thông công cộng, đa dạng hóa các hoạt động chức năng cho người dân, đảm bảo môi trường ở trong lành với các không gian mở phục vụ các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, học hành, giao tiếp…Tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng, bao gồm tiền đền bù giải tỏa.