Những con voi ở Bản Đôn (Đắk Lắk) hằng ngày vẫn phải nặng nhọc lội sông cõng khách phục vụ du lịch |
“Việc rừng mất đi đang khiến môi trường sống của voi bị thu hẹp, voi tiếp xúc nhiều hơn với con người và từ đó gia tăng các nguy cơ. Muốn bảo tồn voi tốt, trước hết chúng ta cần phải giữ cho được rừng |
Ông Cao Chí Công (phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) |
Tại hội thảo đánh giá công tác quản lý bảo tồn voi Việt Nam được tổ chức ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngày 11-1, các chuyên gia quốc tế cho rằng xu hướng hiện nay trong ngành du lịch có sử dụng voi là du khách thích được ngắm voi “sống hạnh phúc và thân thiện”, thay vì bắt voi phải phục vụ con người. “Việc để voi phải chở khách, bị trói xích là điều không mong muốn, nhưng hiện nay chưa có nhiều chính sách hỗ trợ. Chúng tôi muốn có khoản hỗ trợ thực tế để được thả voi về rừng” – ông Y Khu Êban, chủ voi ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk nói khi được đề nghị nêu ý kiến với tư cách người nuôi voi.
Nhiều du khách Việt Nam thích cưỡi voi: Ông Nguyễn Công Chung – phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk – cho rằng cách để voi sống thân thiện, vừa hút khách du lịch như mô hình đã thành công ở các nước là thật sự lý tưởng trong công tác bảo tồn voi. “Nhưng đó là ở các nước, còn hiện nay ở chúng ta thì khách du lịch – chủ yếu khách trong nước – khi tới nơi có voi thường thích… cưỡi voi và họ rất thích thú việc đó. Nhu cầu quá lớn, trong khi các chủ voi cũng có lợi nhuận nên đã dùng voi vào việc chở khách. Chúng tôi cho rằng để thay đổi điều đó là một quá trình còn rất dài nữa, phụ thuộc vào nhiều phía” – ông Chung nói. |
Nguồn: tuoitre.vn