BP – Hiện nay, trên địa bàn tỉnh thành lập được rất nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả như: trang trại tổng hợp nuôi heo rừng, gà thả vườn, dê, hươu (Bù Đăng, Hớn Quản, Lộc Ninh); nuôi cá lăng, cá trê lai, cá thác lác trong lồng ở Đồng Phú; trồng rau sạch trong nhà kính ở Đồng Xoài… Đặc biệt, nhiều hộ đã tham gia các hợp tác xã bưởi da xanh, điều; mở rộng diện tích trồng quýt đường, sầu riêng…

Mô hình nuôi hươu, nai sinh sản và lấy nhung ở xã Minh HưngMô hình nuôi hươu, nai sinh sản và lấy nhung ở  xã Minh Hưng

Trong quý 1/2017, với phương châm “Nông dân giúp nông dân”, hội viên nông dân toàn tỉnh đã tự giúp nhau trên 4,34 tỷ đồng không lãi, 1.600 cây giống và hàng ngàn ngày công lao động, hỗ trợ hội viên nghèo có điều kiện phát triển sản xuất. Các cấp hội nông dân phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn ủy thác của Trung ương hàng tỷ đồng cho hộ nông dân nghèo vay phát triển kinh tế. Quỹ hỗ trợ nông dân đã giải ngân 4 dự án: Trồng và chăm sóc hồ tiêu tại xã Tân Hòa (Đồng Phú) với 600 triệu đồng cho 20 hội viên; 2 dự án nuôi heo thịt đảm bảo vệ sinh môi trường ở phường An Lộc (Bình Long) với 300 triệu đồng; dự án chăm sóc thâm canh vườn điều ở xã Long Hà (Phú Riềng) với 1 tỷ đồng cho 25 hộ vay.

3 tháng đầu năm nay, hội đã phối hợp với ngành nông nghiệp mở 120 lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật, cách thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho 3.544 hội viên tham gia. Các lớp bồi dưỡng hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; cách thức xử lý chuồng trại để phòng chống dịch bệnh ở gà, heo. Đồng thời, hội đã mở các lớp giới thiệu dạy nghề cạo mủ, chiết ghép điều, ủ hom mì và phân biệt các loại sâu bệnh trên cây cao su, điều, tiêu, hướng dẫn hội viên xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

Đến nay, trung bình mỗi huyện, thị có khoảng 9-15 mô hình kinh tế hiệu quả. Huyện Bù Đăng đã xây dựng 9 mô hình kinh tế hiệu quả, được nhân rộng phát triển ở các xã, thị trấn. Tiêu biểu là nuôi cá lăng nhà lồng ở xã Đức Liễu; nuôi dê ở thôn 4, xã Thống Nhất; nuôi ba ba ở xã Thọ Sơn; gà thả vườn ở Đắk Nhau; nuôi heo, hươu, nai ở xã Minh Hưng; hợp tác xã nông nghiệp Đồng Nai… thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Nguồn: BPO

Từ khóa : chuyển giao khoa học kỹ thuậtmô hình chăn nuôinông dântrang trại tổng hợpvay vốn

Các tin liên quan đến bài viết