Năm 2016 diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Bên cạnh các sự kiện chung của đất nước, trên địa bàn tỉnh còn có sự kiện rất quan trọng là kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Bình Phước. Vì thế, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động văn hóa – văn nghệ, bám sát nhiệm vụ chính trị và tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

NHIỀU HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA BỀ NỔI

Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại, ngành văn hóa tỉnh đã treo hơn 27 ngàn mét băng rôn, 25,4 ngàn mét vuông pa-nô, 18,5 ngàn mét vuông banner và cắm gần 41,5 ngàn lượt cờ các loại; trang trí hàng ngàn cờ dây, lồng đèn và tuyên truyền hơn 4.000 giờ trên bảng điện tử. Ngoài ra, ngành còn tổ chức nhiều đợt xe hoa lưu động và tham gia triển lãm với hơn 100 hình ảnh về đời sống của đồng bào Chăm tại ngày hội văn hóa – thể thao và du lịch đồng bào Chăm. Dịp tết Bính Thân, ngành phối hợp với thị xã Đồng Xoài tổ chức lễ hội giao thừa tại quảng trường tỉnh; tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và tuyên truyền lưu động đến vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Thi giã gạo – phần thi tái hiện “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18-11-2016)

Trong năm, Đoàn ca múa nhạc tổng hợp tỉnh đã tổ chức 90 buổi biểu diễn, phục vụ hơn 54 ngàn lượt người xem. Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh tổ chức 100 buổi biểu diễn thông tin lưu động, phục vụ hơn 35 ngàn lượt người xem. Các đội chiếu phim lưu động đã tổ chức 854 buổi chiếu phim phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng DTTS và bộ đội biên phòng, thu hút gần 110 ngàn lượt người xem. Đặc biệt trong đợt cao điểm kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh, ngành văn hóa là đơn vị chủ công trong thực hiện chuỗi hoạt động lớn chào mừng sự kiện quan trọng này.

2016 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của ngành văn hóa tỉnh với 2 huy chương vàng (HCV) và 1 huy chương bạc (HCB) tại sân khấu hài kịch không chuyên toàn quốc; 1 HCV, 2 HCB tại Liên hoan đờn ca tài tử khu vực Đông Nam bộ mở rộng; đoạt 1 HCV, 2 HCB và giải ban nhạc xuất sắc nhất tại Liên hoan nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp 5 nước tại tỉnh Quảng Trị; đoạt 1 HCV, 2 HCB tại Liên hoan tiếng hát miền  Đông Nam bộ lần thứ 17.

BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

Trong năm 2016, đình thần Tân Lập Phú (Bình Long) và đình thần Thanh An (Hớn Quản) đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh. Ngành văn hóa đã sửa chữa di tích Căn cứ Bộ chỉ huy Miền; lập hồ sơ khoa học di tích thành đất hình tròn Lộc Tấn 2 (Lộc Ninh) và chùa Đức Bổn A La Nhã (Bù Đăng); xây dựng kế hoạch trưng bày hiện vật chuyên đề Di sản văn hóa Bình Phước. Cùng với việc trùng tu di tích mộ tập thể 3.000 người ở thị xã Bình Long; xây dựng chánh điện chùa Sóc Lớn (Lộc Ninh), ngành văn hóa đã tổ chức các hoạt động văn hóa tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo giai đoạn I để phục vụ người dân và du khách.

hoatdongvanhoa2Một tiết mục văn nghệ của Trung tâm Văn hóa tỉnh tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh

Để giữ gìn các sản phẩm văn hóa phi vật thể, ngành văn hóa đã thực hiện các hồ sơ “Lễ hội phá bàu của người Khơme xã Lộc Tấn”; “Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào S’tiêng tỉnh Bình Phước” và “Lễ hội chọi trâu truyền thống huyện Hớn Quản”. Ngành còn phối hợp với các địa phương tuyên truyền việc tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS và lễ hội tôn giáo để thu hút khách du lịch đến với địa phương. Thông qua các hoạt động tham quan, về nguồn của du khách tại các di tích lịch sử và các lễ hội đã góp phần quảng bá, giới thiệu những tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Trong năm 2016 đã có 248 ngàn lượt du khách đến Bình Phước, góp phần đem về doanh thu 236 tỷ đồng.

TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, XỬ LÝ, CHỐNG VĂN HÓA ĐỘC HẠI

Trước tình hình các thế lực thù địch thông qua internet và các sản phẩm văn hóa để truyền bá văn hóa độc hại vào nước ta, ngành văn hóa phối hợp với ngành tuyên giáo đã tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng tiếp cận có chọn lọc các giá trị văn hóa, nâng cao năng lực và trình độ để nhận biết, qua đó bài trừ, tẩy chay các sản phẩm văn hóa độc hại. Cùng với tuyên truyền, vận động, ngành chức năng phối hợp rà soát, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở kinh doanh sản phẩm văn hóa, kinh doanh internet. Trong năm, đã tổ chức 23 đợt kiểm tra ở 130 cơ sở kinh doanh lĩnh vực văn hóa và đã phát hiện một số cơ sở vi phạm, phạt 131 triệu đồng. Đội kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội các huyện, thị xã kiểm tra 74 đợt tại 392 cơ sở và đã phát hiện, lập biên bản 53 cơ sở vi phạm, phạt hành chính 211 triệu đồng; thu giữ 5.700 đĩa CD, VCD không tem nhãn và không có nguồn gốc. Qua 29 đợt kiểm tra hoạt động kinh doanh quảng cáo, đã thu giữ 135 băng rôn quảng cáo không đúng quy định. Riêng Phòng Văn hóa thông tin thị xã Đồng Xoài và huyện Đồng Phú đã đề nghị Sở Thông tin – Truyền  thông xử lý 424 số điện thoại quảng cáo, rao vặt trái phép…

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA – VĂN NGHỆ

Một trong những điểm nhấn của việc định hướng hoạt động văn hóa – nghệ thuật năm qua là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ Bình Phước” và phát động giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước. Đây vừa là hoạt động chào mừng 20 năm tái lập tỉnh, vừa động viên, khuyến khích văn nghệ sĩ cống hiến tài năng, trí tuệ, tâm huyết  để tạo ra những sản phẩm văn học, nghệ  thuật có giá trị cao. Trong văn bản thông báo tình hình văn hóa – văn nghệ năm 2016 và định hướng năm 2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đưa ra 6 nội dung định hướng trong hoạt động văn hóa – văn nghệ năm 2017, trong đó có việc đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” và tổ chức thành công Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021.

Nguồn: BPO

Từ khóa : bài trừngànhnướcphối hợptẩy chayủyvăn háo

Các tin liên quan đến bài viết