Ngày 10.3, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay, tổ chức MCE-MARD (Hà Lan) vừa có chuyến công tác tìm hiểu về ngành điều ở tỉnh Bình Phước. Qua các buổi làm việc và khảo sát thực tế, MCE-MRD muốn hợp tác phát triển kỹ thuật mới trên hàng nghìn ha điều kiểu mẫu ở Bình Phước trong thời gian tới.

 

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT tham quan một nhà máy chế biến điều ở tỉnh Bình Phước. Ảnh: B.P

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT tham quan một nhà máy chế biến điều ở tỉnh Bình Phước. Ảnh: B.P

Đại diện MCE-MARD cho biết: Tổ chức này đã có dự án đầu tư vùng nguyên liệu và thu mua toàn bộ nguồn dầu chiết xuất từ vỏ hạt điều ở Bình Phước, cũng như ở Việt Nam.

Trên thực tế, đối tác của MCE-MARD là Công ty Việt Phúc hiện đã thu mua dầu chiết xuất từ vỏ hạt điều ở Bình Phước từ năm 2014. Theo lộ trình dự án, năm 2019, MCE-MARD sẽ chọn 5.000 ha điều làm mẫu để chuyển giao phương pháp kỹ thuật mới. Còn lại,  sẽ kết nối với các hợp tác xã để cung ứng nguồn nguyên liệu.

Đến năm 2020, khi có vùng nguyên liệu sẽ xây nhà máy chiết xuất và kho chứa công suất 10.000 tấn. MCE-MARD không chỉ quan tâm đến dầu chiết xuất từ vỏ hạt điều mà còn mong muốn hỗ trợ nông dân nhằm tăng năng suất, chất lượng hạt điều và tìm đầu ra cho sản phẩm. Dầu chiết xuất chuyên sâu từ vỏ hạt điều có thể làm phân hữu cơ thông minh và chất đốt.

Năm 2018, Bình Phước có 71.612 hộ nông dân trồng điều, với 174.018 ha, chiếm 30% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Hiện tỉnh có 4 vùng chuyên canh điều tập trung ở các huyện Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Gia Mập và Đồng Phú.

Diện tích điều cho thu hoạch của tỉnh hiện khoảng 135.275 ha, sản lượng bình quân năm đạt khoảng 200.000 tấn. Bình Phước có khoảng 200 doanh nghiệp và 400 cơ sở chế biến điều với tổng công suất chế biến 500.000 tấn/năm.

Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty TNHH Mỹ Lệ (Bình Phước). Ảnh: B.PChế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty TNHH Mỹ Lệ (Bình Phước). Ảnh: B.P

Vài năm gần đây, nông dân trồng điều gặp khó khăn do sâu bệnh hoành hành và thời tiết diễn biến bất thường. Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân phục hồi vườn điều. Tuy nhiên khi ổn định năng suất thì giá lại thấp.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước – ông Huỳnh Anh Minh: “Tỉnh Bình Phước luôn ủng hộ các dự án, chương trình đầu tư phát triển cây điều và mong muốn các doanh nghiệp Hà Lan, cũng như các doanh nghiệp khác đến hợp tác, hỗ trợ đầu tư bài bản, giúp người trồng điều ổn định sản xuất, nâng cao giá trị ngành điều.

Về vùng nguyên liệu, MCE-MARD có thể hợp tác với các hộ dân qua hình thức liên kết và bao tiêu sản phẩm. MCE-MARD cần có đề án cụ thể, phối hợp với các sở, ngành để có phương án đầu tư trong thời gian tới”.

Theo Báo Lao động

Từ khóa : điều kiểu mẫuHà Lanhạt điều

Các tin liên quan đến bài viết