Mới đây (11/11), Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức khai mạc hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất năm 2020.

Hội thi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên; đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học. Tạo điều kiện giảng viên học tập, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và cùng phát triển nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm

Thông qua các hoạt động của hội thi cũng giúp phát hiện, tuyên dương và tổng kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn, những mô hình, phương pháp giảng dạy hiệu quả trong các hoạt động giáo dục đại học.

Cùng đó, cũng góp phần khuyến khích các giảng viên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp.

Hội thi năm nay có 24 đơn vị đăng kí dự thi với 30 đội thi (17 đội ở khối đào tạo giáo viên và 13 đội ở khối không đào tạo giáo viên).

Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm

Các đội thi sẽ phải trải qua 2 hình thức thi: Thi theo đội và thi cá nhân. Cụ thể, thi theo đội gồm các phần: Hiểu biết sư phạm; Xử lý tình huống sư phạm; Tự chọn (Chào hỏi hoặc Năng khiếu).

Với hình thức thi cá nhân, gồm các phần Hùng biện; Tự chọn (Năng khiếu hoặc Tư vấn, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện hoặc Thiết kế hoạt động giáo dục).

Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm
Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh về ý nghĩa cuộc thi này.

Bởi theo ông Thưởng, đối với công tác giáo dục nói chung và người làm công tác giảng dạy nói riêng, nghiệp vụ sự phạm đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức, “truyền lửa” và hướng dẫn kỹ năng.

Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm

“Trình độ chuyên môn hết sức cần thiết nhưng nếu không có trình độ về nghiệp vụ sư phạm để truyền tải chuyên môn, để nắm bắt tâm tư, tình cảm, tâm lý người học, không có khả năng xử lý tình huống sư phạm thì trình độ chuyên môn đó không thể lan toả hết được. Chính vì thế một giảng viên giỏi cần hài hoà trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để kiến thức của mình tới được với người học”, Thứ trưởng nói.

Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ tại hội thi.

Theo Thứ trưởng Thưởng, ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy giỏi còn phải có kiến thức tâm lý, bao gồm kiến thức tâm lý chung và tâm lý sư phạm, để nắm bắt tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, cảm xúc, thái độ để những ứng xử phù hợp.

Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm

Kết quả hội thi do đó cũng là một căn cứ đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục đại học điều chỉnh việc thực hiện giảng dạy. Cùng đó, có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm

Các giảng viên tham dự hội thi sẽ được nhận chứng nhận và nếu đạt các yêu cầu của Hội thi sẽ đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm. Đây là một hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh có ý nghĩa đối giảng viên.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : giảng viênhội thinghiệp vụ sư phạm

Các tin liên quan đến bài viết