Truyền hình Trung Quốc hôm 11/11 đưa hình ảnh máy bay H-6K bay ở một vùng núi đầy tuyết. Tờ SCMP dẫn lời giới phân tích cho rằng, điều này ám chỉ H-6K đã được điều đến vùng núi Himalaya.
“Rất dễ dàng cho quân đội Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K tới vùng biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, bởi các máy bay này đóng quân ở chiến khu Tây bộ”, một nguồn tin quân sự tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
Oanh tạc cơ H-6K. |
Nhà quan sát quân sự Antony Wong Tong làm việc ở Macau, Trung Quốc nhận định, việc điều máy bay H-6K tới vùng biên giới “đích thị là một lời cảnh báo nhằm vào Ấn Độ”. “Thủ đô New Delhi của Ấn Độ nằm trong phạm vi tác chiến của oanh tạc cơ H-6K”, ông Wong nói.
H-6K là phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu máy bay ném bom Tupolev Tu-16 của Liên Xô trước đây. H-6 có chiều dài 34,8m; chiều rộng sải cánh 33m; chiều cao 10,3m. Tổ lái có 4 người. Trọng lượng rỗng của H-6 là 37,2 tấn, còn trọng lượng cất cánh tối đa là 95 tấn.
Một số phiên bản máy bay H-6. |
Máy bay H-6 sử dụng 2 động cơ turbine cánh quạt Soloviev D-30KP-2 với lực đẩy đạt 118 KiloNewton/chiếc, nên oanh tạc cơ này có thể đạt vận tốc tối đa 1.050 km/h. Tầm hoạt động của H-6 đạt 6.000km, trong đó phạm vi chiến đấu ở khoảng 1.800km.
Turbine cánh quạt Soloviev D-30KP-2. |
Phần mũi của H-6 được lắp đặt một radar Type 245 có khả năng phát hiện mục tiêu đối phương trên mặt đất hoặc trên không ở khoảng cách 150km.
Do phạm vi tác chiến lên tới 1.800km, nên H-6 có thể được lắp đặt các loại tên lửa tầm xa như KD-88, CJ-10, C-601, YJ-12… tùy theo nhiệm vụ tổ lái được giao. Ngoài ra, máy bay còn được lắp đặt 7 pháo Nudelman-Rikhter NR-23.
Tên lửa KD-88. |
Theo tờ Japan Times, máy bay ném bom H-6 từng được Trung Quốc triển khai trong cuộc tập trận tổ chức gần Eo biển Miyako vào tháng 7/2017.
Nguồn: vietnamnet