Bên cạnh đó, các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn… dẫn đến giá xăng dầu trong nước cao.
1/Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi năm 2014, thuế suất cụ thể đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8%, xăng E10 là 7% trên giá nhập tại cảng.
2/Thuế bảo vệ môi trường (1.000 – 2.000 đồng/lít, áp dụng đến 31-12-2022)
Xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut đều là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 với mức thuế từ 1.000 đồng/lít đến 4.000 đồng/lít. Cụ thể với xăng E5RON92 là 3.800 đồng, xăng RON95 là 4.000 đồng, dầu diesel là 2.000 đồng…
Trước tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine dẫn đến giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao thì giá bán xăng trong nước cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Thế nên ngày 1-4-2022, thuế môi trường được giảm với xăng (trừ etanol) 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn 1.000 đồng/lít; dầu hỏa 300 đồng/lít; mỡ nhờn 1.000 đồng/kg (áp đến ngày 31-12-2022).
3/ Thuế nhập khẩu (10%)
Hiện tại Việt Nam đã có nhiều nhà máy lọc hóa dầu nhưng lại hoạt động với công suất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thường xuyên mặt hàng xăng dầu.
4/ Thuế giá trị gia tăng (10%)
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho xăng dầu là 10% tính trên giá bán theo khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.
Vừa qua, Chính phủ đã có chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tuy nhiên, nhóm xăng dầu lại không nằm trong mục được giảm thuế này.
Bên cạnh đó, mỗi lít xăng cũng phải cộng thêm chi phí kinh doanh định mức (950, 1.050, 1.250 đồng/lít tùy loại), lợi nhuận định mức (300 đồng/lít), mức trích lập Quỹ bình ổn, và lợi nhuận định mức của doanh nghiệp.
Nguồn: vietnamnet