Giá cà phê hôm nay 9/7: Giá cà phê kỳ hạn cuối tuần tăng vọt. Trong nước, giá cà phê dao động trong khoảng 66.300 – 66.800 đồng/kg. Tuần này, thị trường cà phê có xu hướng đi lên. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận giá có mức tăng 2.000 – 2.100 đồng/kg so với đầu tuần.
Giá cà phê hôm nay (9/7) dao động trong khoảng 66.300 – 66.800 đồng/kg
USDX giảm nhẹ và tồn kho London giảm sâu đã góp phần hỗ trợ đầu cơ kích giá cà phê kỳ hạn cuối tuần tăng vọt.
Tính chung cả tuần này, tuần lễ đầu tiên của quý III/2023, thị trường London có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm giữa tuần. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 130 USD, tức tăng 5,22 %, lên 2.621 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 84 USD, tức tăng 3,51 %, lên 2.475 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Tương tự, thị trường New York có 3 phiên tăng và 1 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 1,90 cent, tức tăng 1,19 %, lên 160.90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 1,95 cent, tức tăng 1,23 %, lên 160,05 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 09/07/2023 lúc 14:24:01 (delay 10 phút)
Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 09/07/2023 lúc 14:24:01 (delay 10 phút)
Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 66.300 – 66.800 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 66.300 – 66.800 đồng/kg. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 2.000 – 2.100 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 66.300 đồng/kg, tăng 2.100 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum với giá 66.400 đồng/kg, cùng tăng 2.000 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.700 đồng/kg, tăng 2.100 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.800 đồng/kg – cao nhất trong các địa phương được khảo sát, tăng 2.000 đồng/kg trong tuần qua.
Báo cáo tồn kho cà phê Robusta do ICE quản lý đã quay về mức thấp dưới 1 triệu bao, mức thấp kể từ giữa tháng 2/2023, trong bối cảnh nhu cầu thay thế cà phê Arabica ngày càng nhiều khiến thị trường quay trở lại mối lo thiếu hụt cà phê trong ngắn và trung hạn vì nguồn cung từ các nước sản xuất chính như Brazil, Việt Nam, Indonesia có dấu hiệu cạn kiệt, đã được đầu cơ tận dụng để kích giá London tăng vọt phiên cuối tuần.
Trong khi đó, áp lực bán hàng vụ mới hiện đang thu hoạch rộ ở Brazil lên các thị trường cà phê phái sinh cũng không hề nhỏ.
Theo Cooxupé, hợp tác xã cà phê lớn nhất của Brazil và cả thế giới, tính đến cuối tháng 6 các thành viên của họ chỉ mới thu hoạch được 34,6% sản lượng của hợp tác xã, nhờ thời tiết thuận lợi nên tiến độ thu hoạch có phần nhanh hơn các năm trước.
Tính đến thứ Sáu ngày 07/07, tồn kho cà phê Robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm 14.070 tấn, tức giảm 19,03 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 59.880 tấn (tương đương 998.000 bao, bao 60 kg), đã được các giới đầu cơ tận dụng để đẩy giá cà phê kỳ hạn về lại gần mức cao 15 năm đã thiết lập cuối tháng trước.
Lo ngại nguồn cung cà phê toàn cầu sẽ khan hiếm hơn nữa?
Trước đó, thị trường cà phê Robusta đã bất ngờ tăng vọt ngoài mọi suy đoán. Tiếp sau báo cáo ngày 6/7 mức tồn kho do ICE – London quản lý đã giảm xuống ở mức 62.130 tấn, thì báo cáo ngày 7/7 đã giảm thêm 2.250 tấn xuống tồn kho ở mức 59.880 tấn. Theo giacaphe.com điều này cũng không quá ngạc nhiên do lượng giao hàng tại sàn theo kỳ hạn tháng 7 cũng chỉ mới bắt đầu và khách mua qua sàn đã nhận hàng cùng lúc khiến mức tồn kho giảm mạnh, cũng là cơ hội để đầu cơ kích giá tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Có thông tin, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vừa mới giao trực tiếp một lô hàng khủng 100.000 tấn (khoảng hơn 1,67 triệu bao) cà phê Robusta cho một thương nhân châu Âu mà không thông qua sàn (để đỡ tốn kém chi phí giao nhận, kiểm định các kiểu…). Đây cũng là phương thức bán hàng ưa thích của các nhà xuất khẩu cà phê hiện hành. Cụ thể, Colombia vẫn xuất khẩu đều đặn, giao trực tiếp cho khách mua hàng.
Tin đồn doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vừa xuất bán khoảng 100.000 tấn cà phê Robusta cho một thương nhân quốc tế tại châu Âu tạm thời không thể xác thực vì bí mật kinh doanh của họ, nhưng theo thời gian có thể kiểm chứng qua các báo cáo dữ liệu của nhiều phía.
Theo Dân việt
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê Việt Nam năm nay giảm khoảng hơn 7%, sẽ là vụ thu hoạch nhỏ nhất trong 4 năm, đã khiến lo ngại nguồn cung toàn cầu sẽ bị thắt chặt hơn nữa, trong bối cảnh nhu cầu cà phê Robusta ngày càng cao hơn.
Nguồn cung thiếu hụt ở Việt Nam, quốc gia trồng Robusta lớn nhất thế giới, được xem là động lực chính cho giá mặt hàng này tăng mạnh thời gian qua.
Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ đã xác nhận hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino (nắng nóng và khô hạn) đã quay trở lại, với mức độ được dự báo là từ trung bình đến mạnh. Điều này đe dọa nguồn cung của các khu vực trồng cà phê chính như Việt và Indonesia.
Nguồn cung suy giảm, trong khi đó, bối cảnh suy thoái kinh tế khiến nhu cầu người tiêu dùng chuyển sang dùng hạt Robusta để phối trộn với Arabica hoặc thay hoàn toàn Arabica vì giá rẻ ngày càng cao.
Ngoài ra, chi phi phí trồng thời gian qua cũng bị đẩy lên do giá phân bón, xăng dầu tăng. Tổng hòa các yếu tố này đã khiến giá cà phê thiết lập kỷ lục thời gian qua. Giới thương nhân cho rằng thời điểm hiện tại, giá cà phê sẽ vẫn giữ ở mức cao và chưa có dấu hiệu đi xuống. Mặc dù giá liên tục tăng nhưng doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân không mấy hưởng lợi. Đối với người dân, họ đã bán hết hàng từ trước đó. Còn với doanh nghiệp xuất khẩu, do chi phí tài chính tăng cao nên họ không có vốn để nhập hàng ở giai đoạn trước đó.
Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo trong niên vụ 2022-2023 sản lượng cà phê Arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao. Trong khi sản lượng Robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2022-2023 sẽ giảm hơn 7% so với niên vụ trước, xuống còn khoảng hơn 29 triệu bao (60 kg/bao). Nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới sẽ có vụ thu hoạch thấp nhất trong 4 năm do chi phí sản xuất (nhân công, phân bón) cao hơn và người nông dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như bơ, sầu riêng và chanh dây.
Phải đến niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê Việt Nam mới có thể phục hồi 5% lên 31,3 triệu bao, theo đánh giá của USDA.
Trong khi đó, nguồn cung từ Brazil, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ hai, thấp hơn đáng kể với khối lượng xuất khẩu đạt 0,4 triệu bao trong 4 tháng đầu năm 2023 so với gần 0,5 triệu bao cùng kỳ năm 2022 và 1,24 triệu bao trước đó.
USDA dự báo sản lượng cà phê Robusta của Brazil trong niên vụ 2023-2024 (tháng 7/2023 đến tháng 6/2024) chỉ đạt 21,7 triệu bao, giảm 5% so với niên vụ 2022-2023. Nguyên nhân là do năng suất giảm và điều kiện thời tiết xấu do lượng mưa thấp hơn trong giai đoạn đầu của chu kỳ cây trồng.
Còn tại Indonesia, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) dự kiến sản lượng cà phê của nước này sẽ giảm tới 20% trong năm 2023 so với vụ trước, xuống còn 9,6 triệu bao do thời tiết mưa nhiều tại các khu vực trồng trọt chính. Indonesia hiện là nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới.
Ngoài ra, hiện tượng thời tiết El Nino, dự kiến sẽ phát triển trên toàn cầu vào nửa cuối năm nay cũng gây rủi ro cho cà phê Robusta nhiều hơn so với Arabica. Hiện tượng thời tiết này sẽ làm gián đoạn mô hình mưa và nhiệt độ, có thể gây thắt chặt thêm nguồn cung và tăng giá cà phê Robusta.
Các nhà phân tích và chuyên gia thời tiết cho biết, hai quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam và Brazil có thể bị thiệt hại về năng suất nếu hiện tượng El Nino phát triển mạnh.
Theo Dân việt