Không bố, mẹ mắc đa bệnh tật với nhiều nguy hiểm nên giờ đây cô nữ sinh giỏi Nguyễn Thị Thanh Tú (SN 2005, trú tại xóm 7, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An; học sinh lớp 7C, Trường THCS Nghi Vạn) đang đứng trước nguy cơ nghỉ học giữa chừng.

Nỗi niềm cô nữ sinh lớp 8

Những ngày đầu năm học chúng tôi nhận được điện thoại từ cô giáo Nguyễn Thị Kiều Dung, giáo viên Trường THCS xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An nhờ giúp đỡ một học sinh trong lớp của cô chủ nhiệm đang có nguy cơ nghỉ học vì hoàn cảnh quá khó khăn.

Bữa cơm thường ngày của mẹ con Tú chủ yếu chỉ quanh quẩn với vài thứ rau trong vườn nhà.

Bữa cơm thường ngày của mẹ con Tú chủ yếu chỉ quanh quẩn với vài thứ rau trong vườn nhà.

Từ năm 2012 đến nay do mắc nhiều loại bệnh trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên chị Nguyễn Thị Vinh (mẹ em Tú) không làm được việc gì nặng bởi thường xuyên bị đau đầu, tim. Hai người phụ nữ lớn tuổi trong nhà giờ đây là gánh nặng bởi bệnh tật đeo bám.

Từ năm 2012 đến nay do mắc nhiều loại bệnh trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên chị Nguyễn Thị Vinh (mẹ em Tú) không làm được việc gì nặng bởi thường xuyên bị đau đầu, tim. Hai người phụ nữ lớn tuổi trong nhà giờ đây là gánh nặng bởi bệnh tật đeo bám.

Sau cuộc gọi đó chúng tôi đã tìm về và được cô giáo Dung dẫn đường đến nhà em Nguyễn Thị Thanh Tú tại xóm 7, xã Nghi Vạn. Cô Dung tâm sự: “Em Tú là một học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất cả trường. Em ấy ngoan nhưng em lại sống khép mình bởi tự ti về hoàn cảnh gia đình. Tú cũng không có bố. Em học khá các môn và rất chăm chỉ. Thế nhưng, oái oăm là trong năm học vừa qua, cháu Tú đã 5 lần tâm sự với tôi xin nghỉ học vì mẹ ốm nặng, hoàn cảnh quá khó khăn.

Hoàn cảnh của gia đình em cả trường ai cũng biết nên mọi người cũng quyên góp để em tiếp tục đến trường. Có chính sách giúp đỡ học sinh nào nhà trường cũng luôn ưu tiên dành cho em ấy. Chúng tôi có nghe và đọc rất nhiều bài trên báo Dân trí về các hoàn cảnh, trong đó các hoàn cảnh học sinh cũng được đăng rất nhiều, giờ đây cả trường chúng tôi chỉ biết nhờ cậy vào báo Dân trí và các nhà hảo tâm mới có thể giúp em Tú không phải bỏ học”.

Mắc nhiều loại bệnh liên quan, trong đó có nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh, não bộ các bác sĩ khuyên chị Vinh nên nằm điều trị nhưng chị khước từ bởi điều kiện hoàn cảnh quá khó khăn nên bệnh ngày càng thêm nặng.

Mắc nhiều loại bệnh liên quan, trong đó có nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh, não bộ các bác sĩ khuyên chị Vinh nên nằm điều trị nhưng chị khước từ bởi điều kiện hoàn cảnh quá khó khăn nên bệnh ngày càng thêm nặng.

Sau những giờ đến trường, trở về nhà Tú đều làm mọi việc từ chăm sóc bà, mẹ đến nấu cơm, cho lợn ăn...

Sau những giờ đến trường, trở về nhà Tú đều làm mọi việc từ chăm sóc bà, mẹ đến nấu cơm, cho lợn ăn…

Dù tiết trời mấy hôm nay có đỡ hơn chút ít, nhưng gạt đi những nỗi niềm, gạt đi ngày lễ nghỉ Tú vẫn một mình đi làm ruộng lúa của gia đình. Bởi mấy năm nay mẹ Tú bị vô số bệnh tật hành hạ do không được điều trị đến nơi đến chốn bởi hoàn cảnh khó khăn nên sức khỏe ngày càng suy kiệt dần.

“Mẹ cháu giờ yếu lắm, không làm được gì cả nên chỉ quanh quẩn ở nhà nấu được nồi cơm và chăm sóc bà già yếu (bà của Tú năm nay đã hơn 90 tuổi)”, Tú rơm rớm nước mắt.

Cô bé lớp 8 trở thành lao động chính trong nhà.

Trong căn nhà cấp 4 lụp sụp mới được bà con hàng xóm và anh em họ hàng sửa lại mái nhà trong mùa mưa trước, thấy cô giáo chủ nhiệm của con đến cùng những vị khách lạ chị Nguyễn Thị Vinh (SN 1967, mẹ Tú) cố gượng dậy để rót nước mời khách.

Dù mới hơn 50 tuổi, nhưng nhìn chị Vinh như một người phụ nữ hơn 60 tuổi, vì ai cũng bảo chị già lắm so với tuổi của mình. Khuôn mặt chị khắc khổ, gầy rộc và chai sạm trông có vẻ khá yếu ớt lắm rồi …

Tranh thủ lúc không đi học, Tú lại ra đồng làm cỏ cho lúa.

Tranh thủ lúc không đi học, Tú lại ra đồng làm cỏ cho lúa.

Em Nguyễn Thị Thanh Tú có hoàn cảnh hết sức khó khăn khi không có bố, mẹ lại mắc đa bệnh tật ốm yếu…

Em Nguyễn Thị Thanh Tú có hoàn cảnh hết sức khó khăn khi không có bố, mẹ lại mắc đa bệnh tật ốm yếu…

“Hoàn cảnh chị Vinh hết sức éo le ở xã này ai cũng biết đó chú. Cũng vì ở với bố mẹ già lo công việc gia đình đến khi nhìn lại thì mình đã quá lứa lỡ thì lúc nào chẳng hay nên chị ở vậy. Năm 2005, chị đi đến một quyết định khiến cả xóm làng ai cũng lấy làm bỡ ngỡ là “kiếm” một đứa con để chăm sóc tuổi già và chị sinh được cháu Tú trong sự đàm tiếu này nọ của người dân nơi đây. Chị biết thân phận của mình nên cứ mặc cho mọi người đàm tiếu chuyện gì chị cũng bỏ ngoài tai, bởi chị cần sự thật hơn bao giờ hết là mong muốn có được đứa con khi về già đã trở thành hiện thực”, một người dân chia sẻ.

Ngày cháu Tú sinh ra chưa bao lâu thì bố của chị Vinh mắc tai biến mạch máu não nằm liệt một chỗ. Bố đang trụ cột gia đình, bỗng trở nên bất động trên giường không làm được gì, còn chị Vinh vừa nuôi con nhỏ vừa chăm bố bệnh tật ốm đau, nai lưng gánh vác nuôi cả 4 miệng ăn trong gia đình.

Để có tiền chữa bệnh chị Vinh đã vay 30 triệu đồng từ tiền chính sách vay vốn của hộ nghèo nhưng nay đang lo không có tiền trả.

Để có tiền chữa bệnh chị Vinh đã vay 30 triệu đồng từ tiền chính sách vay vốn của hộ nghèo nhưng nay đang lo không có tiền trả.

Hết làm ruộng mỗi lúc rảnh rỗi chị lại kiếm việc làm thêm, ai thuê gì chị cũng làm. Trong thời gian này khi đi làm cửu vạn thấy người ta vứt các thùng nhựa đựng hóa chất công nghiệp nên chị đã xin về cọ rửa sạch để đựng nước mưa làm nước ăn uống, sinh hoạt.

Không biết có phải do thời gian dài dùng nước chứa trong thùng từng đựng hóa chất bị ngấm vào người hay không nhưng các căn bệnh trong người chị bỗng bùng phát khiến chị như gục ngã.

Năm 2012, bố chị Vinh qua đời. Không lâu sau đó chị Vinh thấy đau buốt cả người, nhất là vùng cổ, mặt. Do hoàn cảnh quá khó khăn chị cắn răng chịu đựng và phó mặc cho căn bệnh hành hạ. Cho đến một ngày, sức chịu đựng không được, con bệnh nó đã vật chị ngã xuống.

“Chị đau đến ngất lịm, gương mặt như biến dạng người nhà đưa chị đi cấp cứu tại bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết, chị Vinh bị u bướu giáp Basedow, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não…”, người thân gia đình chị Vinh chia sẻ.

Sau một thời gian ngắn điều trị, khi vừa tỉnh chị đã xin ra viện bởi không có tiền để nằm chữa trị nữa. Cứ thế chị chỉ biết uống thuốc, khám định kỳ theo chế độ bảo hiểm hộ nghèo. Thời gian thấm thoát thoi đưa, trong người chị phát sinh thêm nhiều bệnh, chị như gục ngã.

“Nay tôi bị thêm gai xương khớp gối, suy nút xoang tim độ 2. Đi khám bác sĩ luôn khuyên tôi phải nằm lại điều trị ở bệnh viện nhưng tôi nói là không có tiền nữa nên chỉ lấy thuốc về nhà uống thôi”, chị Vinh nói trong nước mắt.

“Chăm cha mẹ là nghĩa vụ của con cái nên có lỡ thì kém duyên chồng con tôi cũng chẳng trách. Nhưng sao cuộc đời lại còn gieo bao bệnh tật vào người tôi như vậy. Con tôi còn nhỏ, mẹ già đã ngoài 90, tôi mà nằm viện thì mô có tiền với lại ai quán xuyến việc nhà cho. Giờ tôi chỉ cầu mong có một chút sức khỏe để nuôi đứa con gái của tôi học hành đến nơi đến chốn. Cháu sinh ra đã không có bố, chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa rồi. Tôi không muốn cháu vì hoàn cảnh gia đình nghèo khổ mà phải nghỉ học dở chừng chịu thêm thiệt thòi nữa chú nhà báo à”, chị Vinh mong muốn.

Gần 10 năm liền gia đình chị Vinh đều thuộc diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã Nghi Vạn.

Gần 10 năm liền gia đình chị Vinh đều thuộc diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã Nghi Vạn.

Khi đồng hồ báo đã gần 11h30 cũng là lúc thấy Tú lóp ngóp từ ngoài đồng về đến nhà. Trên khuôn mặt nhem nhuốc mồ hôi. Thấu hiểu nỗi vất vả, nỗi đau đang phải gánh chịu, Tú đã òa khóc: “Cô giáo ơi! Các chú ơi! Xin giúp mẹ con cháu với. Giờ cháu nghỉ học mẹ không chịu uống thuốc chữa bệnh nữa thì mẹ cháu cũng chết mất.

Nhưng giờ cháu đi học, mẹ ở nhà lại ngất lên ngất xuống như mấy tháng nay không ai biết thì mẹ cháu chết mất. Cháu không muốn nghỉ học nhưng nếu để được mẹ sống mạnh khỏe thì cháu sẵn sàng nghỉ học đi làm nuôi mẹ, nuôi bà”.

Sau những câu nói ngắt quãng trong nước mắt của con gái mình, chị Vinh đã ôm con và cả hai khóc nức nở khiến chúng tôi ai cũng rơi nước mắt.

Trong 7 năm liền Tú đều đạt học sinh tiên tiến của trường, có một số năm em là học sinh giỏi. Hiện em cũng đang là học sinh giỏi môn Văn của Trường THCS Nghi Vạn. Mấy năm trước chị Vinh dù đang mang bệnh nhẹ nhưng vẫn còn sức công việc đồng áng và việc nhà. Nhưng hơn 2 năm nay chị Vinh mắc thêm căn bệnh tim nặng nên mọi việc đồng áng đến việc nhà đều một mình do Tú cáng đáng. Và dĩ nhiên, Tú trở thành người trụ cột bất đắc dĩ.

Nỗ lực không biết mệt mỏi và những thành tích học tập của Tú 7 năm học liền em đều cố gắng học tập và đạt học sinh khá, giỏi của trường.

Nỗ lực không biết mệt mỏi và những thành tích học tập của Tú 7 năm học liền em đều cố gắng học tập và đạt học sinh khá, giỏi của trường.

Giờ đã bước vào năm học mới, nhưng Tú vẫn nằng nặc xin đòi bỏ học ở nhà chăm mẹ, chăm bà, bởi em không có tiền để đi học.

Giờ đã bước vào năm học mới, nhưng Tú vẫn nằng nặc xin đòi bỏ học ở nhà chăm mẹ, chăm bà, bởi em không có tiền để đi học.

Dù ở cái tuổi gần đất xa trời, nhưng tai cụ Nhia (mẹ chị Vinh) còn khá thính, khi nghe tiếng nói ồn ào của mọi người, cụ nói: “Tôi nói con Vinh rồi là bán cái nhà với mảnh đất này của tôi đi. Lấy tiền trả nợ, đi chữa bệnh đi nhưng nó không chịu. Nó nói bán rồi lấy chỗ mô mả ở, rồi sau này con Tú chẳng có chỗ mà học hành”.

Được biết, gia đình chị Vinh 10 năm qua luôn thuộc hộ nghèo, đặc biệt khó khăn của xã Nghi Vạn. Để có thêm tiền chữa bệnh chị đã phải vay mượn ngân hàng chính sách xã hội theo diện hộ nghèo 30 triệu đồng và anh em họ hàng hơn 50 triệu đồng.

Rời căn nhà của em Tú khi trời đã đứng bóng cũng là lúc hai mẹ con chị Vinh dùng bữa trưa. Nhìn mâm cơm của ba mẹ con chỉ có ít rau, nước mắm và cơm trắng mà xót xa. Mong sao gia đình em Tú sẽ được giúp đỡ em sẽ tiếp tục được đến trường để thực hiện giấc mơ trở thành giáo viên dạy Văn của mình và mẹ em cũng sẽ có tiền để chữa bệnh.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 3065: Chị Nguyễn Thị Vinh (mẹ em Tú), xóm 7, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
ĐT: 01626468846
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 11 700 00 10 420
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
– Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí
Số Tài khoản : 26110002233886
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
– Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri
Account Number : 26110370888868
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
– Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
– Số tài khoản VND: 1400206027950.
– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
– Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
– Account Number: 1400206027966
– Swift Code: VBAAVNVX402
– Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 – 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Theo Dân Trí

Từ khóa : Cô bé lớp 7 mồ côicố gắng học tậphọc sinh giỏiNghệ Annghi Lộcnguy cơ bỏ họcxã Nghi Vạn

Các tin liên quan đến bài viết