Từ lâu Đảng, Nhà nước đã đề ra hàng loạt chính sách để hỗ trợ người nghèo từ trực tiếp tới gián tiếp. Nguồn lực hỗ trợ thì nhiều, nhưng khi thực hiện không ít nơi khoản hỗ trợ này vì vô tình hay cố ý đã bị cắt xén.

Niềm tin giảm sút

Đầu tháng 8, đoàn thanh tra của Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình đã phát hiện hàng loạt tên người thân của lãnh đạo xã Hoàn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) “lạc” vào danh sách hộ nghèo để hưởng chính sách. Đáng nói sự việc này đã diễn ra khá lâu (từ năm 2011-2015) nhưng mãi tới nay, UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mới có kết luận thanh tra.du kieu cat xen tien, hang ho tro nguoi ngheo hinh anh 1

Ông Ngô Trường Thi (bìa phải) – Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo – đi kiểm tra giám sát về thực hiện chính sách giảm nghèo ở Phú Thọ.  Ảnh: M.N

Cụ thể vụ việc, theo số liệu của thanh tra huyện Bố Trạch, tại xã Hoàn Trạch năm 2011 có 149 hộ nghèo với 463 khẩu; năm 2012 có 90 hộ nghèo với 299 khẩu, 59 hộ thoát nghèo; năm 2013 có 67 hộ nghèo với 207 khẩu, 23 hộ thoát nghèo; năm 2014 có 43 hộ nghèo với 109 khẩu, 24 hộ thoát nghèo; đến năm 2015 còn có 23 hộ nghèo, 56 khẩu, 19 hộ thoát nghèo. Số liệu này cũng đã được UBND huyện Bố Trạch phê duyệt.

Thế nhưng qua đối chiếu, xác minh, thanh tra huyện Bố Trạch phát hiện từ 2011-2013, toàn xã Hoàn Trạch có 153 khẩu không nghèo được ghép vào hộ nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Năm 2011, trong 463 khẩu UBND huyện Bố Trạch phê duyệt có 14 khẩu không thuộc hộ nghèo nhưng bị ghép vào 11 hộ gia đình nghèo; năm 2012 có 98 khẩu không nghèo được ghép vào 46 hộ nghèo; năm 2013 có 41 khẩu không thuộc hộ nghèo được ghép vào 31 hộ gia đình nghèo.

du kieu cat xen tien, hang ho tro nguoi ngheo hinh anh 2

Điều đáng nói, trong số này, thanh tra huyện Bố Trạch phát hiện nhiều đối tượng là người thân, bà con của lãnh đạo, cán bộ UBND xã, cán bộ các thôn của xã Hoàn Trạch. Trước sự việc này, Ban Thường vụ Huyện ủy Bố Trạch đã chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc vai trò lãnh đạo của Đảng ủy xã Hoàn Trạch giai đoạn 2011-2015, có hình thức kỷ luật đối với các cán bộ, lãnh đạo vì thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo và các chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn.

Có nhiều kiểu cắt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ có thể được liệt kê như: Ăn chặn tiền hộ nghèo, ăn chặn gạo, kê khống số người nhận hỗ trợ, thậm chí một số nơi như huyện Đăk Rông (tỉnh Quảng Trị) một số cán bộ còn mượn sổ đỏ hộ nghèo để cầm cố, vay nợ”.

Ông Lê Viết Phái  – Trưởng phòng Trợ giúp đột xuất, Cục Bảo trợ xã hội

Việc “ăn chặn” tiền của người nghèo không hiếm. Trước đó, ngày 17.7, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Ngọc Lâm (SN 1976, trú tại thôn Tân Thanh 1, xã Liên Hiệp) về tội Tham ô tài sản. Lâm nguyên là công chức LĐTBXH của xã Liên Hiệp. Trước đó, Tết Nguyên đán 2018, huyện Bắc Quang có chương trình “Tết vì người nghèo” với nguồn tiền do cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện đóng góp và chi thông qua Phòng LĐTBXH huyện Bắc Quang. Xã Liên Hiệp đã lập danh sách 123 hộ nghèo để được nhận tiền quà tết với định mức 300.000 đồng/hộ, tổng số tiền xã Liên Hiệp được nhận là 36.900.000 đồng. Người lập danh sách đề nghị và nhận tiền trực tiếp từ Phòng LĐTBXH huyện là Nguyễn Ngọc Lâm. Sau khi nhận tiền, Lâm chỉ phát tiền cho 20 hộ với số tiền 6.000.000 đồng, số tiền còn lại là 30.900.000 đồng, Lâm tự đã giả mạo chữ ký của các hộ dân nhận tiền, sau đó gửi hồ sơ quyết toán lên Phòng LĐTBXH huyện chiếm đoạt và chi tiêu vào việc cá nhân.

Trước đó, tháng 11.2017, một vụ việc trao quà “nhầm” có địa chỉ cũng đã khiến hàng nghìn hộ dân ở TP.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa bức xúc. Thay vì trao các suất quà hỗ trợ thiệt hại lũ lụt (trị giá mỗi suất quà 1 triệu đồng) cho người có điều kiện khó khăn, già cả neo đơn, các lãnh đạo thôn 4 (xã Thiệu Dương) lại trao cho những nhà có điều kiện và thậm chí cả vợ của lãnh đạo thôn khiến người dân bất bình.

Không chỉ kiểm tra giám sát theo ngành dọc, Bộ còn làm việc với các đơn vị độc lập để thực hiện đánh giá chính sách và tiến hành các hoạt động thanh – kiểm tra, giám sát. Khi phát hiện ra sai sót như trục lợi chính sách, ăn chặn tiền hỗ trợ… thì chuyển giao cho cơ quan công an để điều tra, xử lý”.

Ông Ngô Trường Thi – Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐTBXH)

Dù các hình thức ăn chặn, tham ô, lạm dụng là khác nhau nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng. Quan trọng hơn, niềm tin của nhân dân bị huỷ hoại, tiền hỗ trợ đã ít nay càng ít hơn.

Sai sót thường xảy ra ở cấp xã?

Trao đổi về thực trạng đáng buồn này, ông Lê Viết Phái – Trưởng phòng Trợ giúp đột xuất, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) – một trong những đơn vị thực hiện cứu trợ khẩn cấp gạo cho người nghèo cho biết, đơn vị này luôn tuân thủ quy trình thực hiện cứu trợ để giảm thiểu sai sót và tình trạng trục lợi.

“Thông thường trước khi nhận hỗ trợ, cán bộ thôn, bản sẽ là những người làm công tác điều tra, thống kê, ghi lại danh sách cần hỗ trợ báo cáo cấp xã, huyện. Khi cấp huyện gửi danh sách lên tỉnh, tỉnh sẽ báo cáo Trung ương và thực hiện xin trợ cấp. Sau khi được phê duyệt thì nguồn gạo, ngân sách bằng tiền mặt sẽ được chuyển về cho địa phương thực hiện phân bổ” – ông Phái nói.

Mặc dù có quy trình khá cụ thể, nhưng theo ông Phái, một số cán bộ cấp thôn, bản thường mắc bệnh quan liêu, do vậy, nếu có sai sót hoặc các vấn đề trục lợi thì thường xảy ra ở đây. Thường khi xảy ra các sai phạm thì chỉ có người dân hoặc cơ quan báo chí mới phát hiện ra và thực hiện tố cáo. Vì quy chế dân chủ không được thực hiện nên những sai sót này sẽ luôn bị bưng bít.

Ông Phái cũng cho biết, thực tế, hiện nay khi làm chương trình hỗ trợ, cứu trợ đột xuất liên quan tới cấp phát gạo, nhiều nơi rất ngại, thậm chí không muốn xin hỗ trợ. Lý do là bởi việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn, nếu không quản lý giám sát tốt thì thường xảy ra sai sót và chính quyền địa phương cũng rất sợ trách nhiệm.

Trước thực tế đó, ông Phái cho biết, gần đây chính sách cấp phát, hỗ trợ tiền, cho người nghèo cũng đã có sự thay đổi. Thay vì cấp trực tiếp thì nguồn tiền đó sẽ được thông qua bưu điện chi trả tới từng hộ được thụ hưởng chính sách. Các chính sách về giảm nghèo thay vì cấp phát trực tiếp cũng được chuyển dần thành việc hỗ trợ tư liệu, sinh kế để sản xuất.

Tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật, chính sách giảm nghèo

du kieu cat xen tien, hang ho tro nguoi ngheo hinh anh 3

Vừa qua xảy ra một số hiện tượng, cán bộ ở địa phương ăn chặn trục lợi chính sách người nghèo thậm chí là kê khống, kê cả cả người thân, người quen vào danh sách để hưởng chính sách. Để ngăn chặn trục lợi chính sách, theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cần phối hợp tuyên truyền kiến thức pháp luật, cũng như chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Cùng với đó cần đẩy mạnh thanh tra kiểm soát ngay ở thôn bản khi làm thống kê. Đồng thời, địa phương cũng cần phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và mặt trận Tổ quốc, ngành lao động để tuyên truyền và thực hiện giám sát, kiểm tra.

Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, Quốc hội

Xử lý nghiêm sai phạm nâng tính răn đe

du kieu cat xen tien, hang ho tro nguoi ngheo hinh anh 4

Qua theo dõi, tôi thấy thời gian qua báo chí thông tin rất nhiều những vụ việc cán bộ cấp xã, phường ăn chặn chính sách hỗ trợ người nghèo. Đảng và Nhà nước ta luôn phải nỗ lực, hỗ trợ người nghèo bằng mọi cách, nhưng ở đâu đó, có một bộ phận cán bộ chưa hiểu được điều này. Họ là những “con sâu, làm giàu nồi canh”. Tôi mong muốn các cơ quan thực thi pháp luật cần tăng cường thanh tra, kiểm soát, khi phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm để tăng tính răn đe.

Bà Nguyễn Thu Giang – Phó Viện trưởng Viện Light

Theo Dân việt

Từ khóa : ăn chặn của người nghèocắt xén tiền hỗ trợ người nghèochính sáchhộ nghèohỗ trợ người nghèo

Các tin liên quan đến bài viết