Cuộc chiến thương mại kéo dài có thể tác động lan tỏa tới hoạt động ngoại thương, dòng vốn FDI và tổng cầu trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo giảm.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa cập nhật báo cáo kinh tế thường niên “Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2018” giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2019 của Việt Nam ở mức 6,8% nhưng giảm tăng trưởng 2018 xuống còn 6,9%, thấp hơn so với dự báo 7,1% chính tổ chức này đưa ra hồi tháng 4.

Theo ADB, những thách thức bên ngoài như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mang lại rủi ro cao hơn cho nền kinh tế thế giới. Nếu căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục kéo dài sẽ tác động lan tỏa đến hoạt động ngoại thương và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Donald Trump làm căng: Rủi ro Trung Quốc, cảnh báo Việt Nam
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 là 6,9%, thấp hơn mức 7,1% tổ chức này đưa ra hồi tháng 4

Theo đó, tăng trưởng giảm nhẹ ở một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU, Nhật,… có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tổng cầu thế giới và qua đó tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Sở dĩ ADB lo ngại căng thẳng thương mại có thể kéo dài là bởi hầu hết các dự báo đều cho rằng mâu thuẫn Mỹ – Trung đã đến hồi phải giải quyết. Có ý kiến đánh giá, dù ông Trump hay ai là tổng thống nước Mỹ thì chiến tranh thương mại vẫn sẽ nổ ra.

Trong khi đó, phát biểu trước phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ luôn chọn sự độc lập và hợp tác hơn là điều soát điều hành. Lãnh đạo nước Mỹ luôn khẳng định muốn có các hợp tác song phương sòng phẳng hơn.

ADB đánh giá cao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, với sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nổi bật là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, ngành dịch vụ ổn định và tiêu dùng trong nước được duy trì tốt.

Mặc dù vậy, dự báo ngành xây dựng sẽ giảm tăng trưởng vào cuối năm do Chính phủ kiềm chế tín dụng, ngăn chặn bong bóng bất động sản có thể xảy ra.

Donald Trump làm căng: Rủi ro Trung Quốc, cảnh báo Việt Nam

Lạm phát tại Việt Nam được kiểm soát khá tốt, cho dù đồng VND yếu đi đáng kể từ tháng 7 trong bối cảnh phần lớn các đồng tiền trên thế giới, trong đó có Nhân dân tệ của Trung Quốc và nhiều đồng tiền trong khu vực tụt giảm so với đồng USD.

Theo ADB, nếu đồng NDT của Trung Quốc tiếp tục mất giá và giá dầu thế giới tăng mạnh thì sẽ làm tăng áp lực lên lạm phát tại Việt Nam.

Lạm phát trung bình năm được dự báo ở mức 4,0% trong năm 2018 và tăng lên 4,5% vào năm 2019, đều cao hơn dự báo hồi tháng 4/2018.

Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa có thể sẽ giảm trong giai đoạn trước mắt cho dù Việt Nam tham gia vào nhiều các hiệp định thương mại tự do khác nhau và được hưởng lợi từ quá trình tự do hóa này.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : ADBGDP Việt namlạm pháptăng trưởng kinh tế

Các tin liên quan đến bài viết