Từ ngày 14 đến 16-11 (âm lịch), tại Đình thần Dĩ An đã diễn ra lễ hội Kỳ Yên.

Lễ Kỳ Yên ở các Đình thần Nam bộ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “lễ” và “hội”, giữa nghi thức truyền thống và các loại hình văn hóa mới.

Lệ cúng trong đình được trao truyền, gìn giữ qua nhiều thế hệ gồm các nghi thức như: thỉnh sắc, nghinh và tụng kinh cầu an; thỉnh sanh, túc yết; Xây chầu, hát chầu; tế tiền hiền hay hậu hiền…lễ vật thường cúng là một con heo đặt nằm sấp, xôi, trái cây, gạo, muối…

Đặc trưng của lễ Kỳ Yên ở Đình thần là nghi thức xây chầu, hát bội. Lễ này bắt nguồn từ quan niệm dịch lý của đạo nho đó là: Thuận đạo trời, an đạo đất, hòa đạo người.

Trong mỗi nghi lễ cúng đình lại có sự chuẩn mực trong từng nghi thức mà ở đó ta thấy được sự chỉn chu và ý thức giữ gìn từng nét đẹp văn hóa. Ở mỗi nghi thức cúng tế không chỉ là sự đề cao thần quyền, thần lực mà còn là sự thể hiện lòng biết ơn của người sau đối với người trước, thể hiện nét đẹp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Vì vậy, việc gìn giữ hay thực hành nghi thức là biểu hiện của lòng tri ân đối với thế hệ trước và trách nhiệm trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống đối với thế hệ sau.

Đình thần Dĩ An tọa lạc tại Khu phố Nhị Đồng 1, P.Dĩ An, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Xưa đình được gọi là Dĩ An cổ miếu. Gọi là “miếu” bởi ban đầu đình chỉ được dựng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá, phục vụ cho nhu cầu tâm linh thiết yếu của những người con xa xứ tới vùng đất Dĩ An mở đất, lập làng. Khoảng năm 1838, khi dân số nơi đây đông hơn, cuộc sống khá giả, nhân dân trong vùng đã cùng nhau chung tay xây dựng lại miếu Dĩ An kiên cố và đổi tên gọi là Đình thần Dĩ An. Đến năm 1910, sau một đợt đại trùng tu, đình Dĩ An có được diện mạo khang trang như ngày nay. Năm 1852, Thành Hoàng đình đã được vua Tự Đức sắc phong. Năm 2011, đình Dĩ An được công nhận là Di tích Lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

Theo Báo Bình Phước

Từ khóa : 24hbinhphuocbinh phuoc 24htin 24hTin tức Bình Phướctin tức online

Các tin liên quan đến bài viết