“Đi xe máy, tôi đâu được bảo vệ bởi phương tiện bảo hộ nào ngoài cái nón bảo hiểm 200.000 đồng. Mạng người tôi rẻ quá”.

LTS:Đó là tâm sự của Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lưu Quảng, một bạn đọc đang sống và làm việc tại TP.HCM vừa gửi tới Chuyên trang Ô tô xe máy.

Bài viết chia sẻ góc nhìn của cá nhân tác giả sau tranh luận về chủ đề “tai nạn thảm khốc, cần cấm xe máy”.

Mạng xã hội, truyền thông đang sục sôi với các vấn đề tai nạn giao thông. Kéo theo đó là những quan điểm về xe máy hay ô tô là nguyên nhân gây tai nạn. Rồi các chuyên gia, các lãnh đạo nhà nước đề xuất giải pháp nhằm hạn chế giao thông. An toàn là trên hết đó là khẩu hiệu mà chúng ta hướng đến.

Tôi chỉ là thường dân và người ngày ngày đi làm vẫn sử dụng xe máy là phương tiện để đi lại. Tôi đọc các đề nghị, giải pháp của TS Lương Hoài Nam và TS Huỳnh Thế Du, mỗi người một quan điểm và một góc nhìn khác nhau. Tôi có một số quan điểm riêng của mình.

Thời còn bé, ba mẹ tôi đi lại bằng xe đạp. Mỗi gia đình sắm cho mình một chiếc xe đạp là một tài sản quý giá lắm rồi. Di chuyển nhanh hơn và thuận tiện hơn.

“Đi xe máy, mạng người tôi rẻ quá”
Xe máy hay ô tô là nguyên nhân gây tai nạn?

Sau đó, cách mạng thay đổi, mọi người hướng xe máy lúc đó là chiếc Honda Dearm bao ước mơ. Rồi cơn lốc xe máy giá rẻ của Trung Quốc tràn vào. Sau này, lớn lên tôi mới biết rằng, Trung Quốc họ đi ô tô nên chuyển xe máy sang thị trường Việt.

Điều tôi muốn nói đó là mỗi thời kỳ mỗi khác. Khi thu nhập thay đổi thì nhu cầu thay đổi và nhu cầu thay đổi thì tất nhiên xã hội thay đổi. Từ xe đạp, đến xe máy rồi đến ô tô là một bước tiến lịch sử.  Ngồi trên xe đạp tư duy bạn khác, ngồi trên xe máy tư duy khác người đi xe đạp và người đi ô tô thì tư duy khác người đi xe máy. Hướng tới xã hội văn minh, hướng đến các phương tiện an toàn cho tính mạng.

Có nghĩa, tôi đồng tình với TS Lương Hoài Nam cho rằng xe máy là phương tiện không an toàn cho người sử dụng. Ngày ngày, trên đường, tôi chạy xe bon bon mà lúc nào cũng thấy lo sợ, lỡ may ai đó đụng mình, xe ngã xuống, xe khác cán nên vì đầu tôi mỗi cái nón bảo hiểm bằng nhựa. Tôi đâu được bảo vệ bởi phương tiện bảo hộ nào ngoài cái nón bảo hiểm 200.000 đồng, mạng người tôi rẻ quá.

Và khi ngồi lên ô tô , xe bus (phương tiện giao thông công cộng), tôi thấy mình được an toàn và bảo vệ hơn. Giá trị mạng sống của mình cao hơn và dường như tôi ở đẳng cấp khác.

Tóm lại, đừng phán xét các luồng ý kiến của hai vị tiến sĩ. Chúng ta hãy cùng nhìn nhận rằng ô tô mới là phương tiện an toàn cho một xã hội văn minh. Chúng ta hãy tư duy cấp tiến để có lộ trình dẹp xe máy để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : đi xe máymạng ngườitại nạn giao thông

Các tin liên quan đến bài viết