Đó là một trong những ý kiến đáng chú ý tại Hội thảo góp ý dự án Luật Căn cước của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sáng 15-9.

Góp ý không in thông tin cư trú trên thẻ căn cước công dân là một trong những ý kiến đáng lưu ý tại Hội thảo góp ý dự án Luật Căn cước - Ảnh: ÁI NHÂN

Góp ý không in thông tin cư trú trên thẻ căn cước công dân là một trong những ý kiến đáng lưu ý tại Hội thảo góp ý dự án Luật Căn cước 

Đề xuất không in thông tin cư trú lên thẻ căn cước công dân được nhiều đại biểu tham dự đồng tình tại Hội thảo góp ý dự án Luật Căn cước của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sáng 15-9.

Thông tin cư trú dễ thay đổi

Góp ý tại hội thảo, trung tá Nguyễn Văn Hải – đại diện Trường đại học Cảnh sát nhân dân – cho rằng dự án Luật Căn cước nên bỏ quy định về việc in thông tin cư trú trên thẻ căn cước công dân, bởi lẽ thông tin này dễ thay đổi.

Theo trung tá Hải, trên thẻ căn cước công dân chỉ nên in các thông tin “bất biến” như tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh… Còn thông tin cư trú thì khi cần, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tra cứu trên hệ thống dữ liệu về cư trú.

Đồng tình, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè cũng cho rằng thông tin cư trú sẽ ưu tiên ghi nhận nơi thường trú, tiếp đến là nơi cư trú thực tế… Tuy nhiên có rất nhiều người thường xuyên thay đổi nơi cư trú, nhất là các đối tượng tội phạm. Vì vậy việc in thông tin cư trú đầu tiên lên thẻ căn cước là hoàn toàn không có ý nghĩa trong quản lý.

Bên cạnh đó, ông Hải cũng góp ý cần quy định rõ liên quan việc xuất trình căn cước công dân khi người dân ra đường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, căn cước công dân tồn tại ở dạng thẻ căn cước công dân (là thẻ vật lý) và dạng điện tử khi tích hợp trong tài khoản định danh điện tử VNeID.

Trong khi theo quy định tại nghị định 144/2021 hiện hành, người dân sẽ bị xử phạt nếu không mang thẻ căn cước công dân (thẻ vật lý) khi ra đường. Vì vậy cần quy định rõ và thống nhất để người dân thực hiện theo.

Chỉ nên cấp thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi

Một góp ý đáng chú ý từ thạc sĩ Lưu Đức Quang – giảng viên Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM – là dự án Luật Căn cước chỉ nên quy định việc cấp thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên như hiện nay.

“Mặc dù nội dung dự luật quy định người dưới 14 tuổi được cấp căn cước công dân theo yêu cầu. Tuy nhiên thực tiễn là người dưới 14 tuổi hay từ đủ 14 tuổi đều thông qua cha, mẹ, người giám hộ để dẫn đi cấp căn cước công dân.

Việc quy định cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi là không cần thiết. Vừa gây thêm gánh nặng cho cha mẹ, người giám hộ của trẻ trong việc quản lý, sử dụng thẻ, vừa tăng thêm trách nhiệm nặng nề cho cơ quan công an trong việc cấp đổi thẻ căn cước công dân…”, ông Quang phân tích.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : Căn cước công dândự án luật

Các tin liên quan đến bài viết