Những năm qua, Công an tỉnh luôn xác định công tác nghiên cứu biên soạn, tổng kết lịch sử Công an nhân dân là một hoạt động khoa học lý luận quan trọng, vừa cấp thiết vừa lâu dài, có ý nghĩa thiết thực, gắn với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an.

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-BCA ngày 4-11-2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử, bảo tàng truyền thống Công an nhân dân giai đoạn 2011-2015”, Phòng Tham mưu Công an tỉnh đã tham mưu Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 58-KH/CAT ngày 28-2-2012 về tổ chức quán triệt Chỉ thị số 14/CT-BCA đến trưởng công an các đơn vị, cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử nhằm nghiên cứu, quán triệt. Trên cơ sở đó đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện trong ngành từ tỉnh đến các huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm túc.

Hội nghị nghiệm thu đề tài “Tổng kết lịch sử Công an tỉnh Bình Phước thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”

Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Tham mưu Công an tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn công tác nghiên cứu lịch sử của các đơn vị, hằng năm có kế hoạch chỉ đạo từng nội dung nghiên cứu cụ thể, kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác nghiên cứu lịch sử. Giai đoạn từ 2002-2016, toàn ngành công an tỉnh đã biên soạn, xuất bản 15 công trình khoa học có giá trị như “Lịch sử Công an tỉnh Bình Phước (1975-2015)”; “Tổng kết lịch sử Công an tỉnh Bình Phước (1954-1975)”…

Quang Trung (BPO)

Từ khóa : biên soạnbiểu dươngkhen thưởngnghiên cứu

Các tin liên quan đến bài viết