Với phong độ xuất khẩu ổn định, thị trường nội địa tiến triển tích cực, Tập đoàn Tân Long ghi dấu ấn đậm nét ở thị trường lúa gạo.

Chinh phục nhiều thị trường khó tính

Theo báo cáo của Tập đoàn tân Long, kết thúc quý III/2020, sản lượng xuất khẩu lúa gạo của Tân Long đạt 140.000 tấn với doanh thu hơn 70 triệu USD. Trong đó, xuất sang thị trường khó tính là Hàn Quốc đạt 30.300 tấn, chiếm tỷ trọng hơn 20% tổng lượng xuất khẩu. Tân Long tiếp tục đứng trong top đầu đường đua xuất khẩu gạo. 4 năm trở lại đây, doanh nghiệp này liên tục tạo được tiếng vang trên thị trường lúa gạo.

Một trong những “cú hích” khẳng định tên tuổi Tân Long là đã tiến sâu vào thị trường Hàn Quốc từ năm 2017 đến nay.

Đại diện tập đoàn cho biết, xuất phát từ 3.000 tấn gạo trắng Japonica đầu tiên xuất khẩu sang Hàn Quốc, đến nay, tập đoàn liên tục thắng thầu cung ứng gạo các loại với sản lượng hiện đạt 218.000 tấn, bao gồm 15.000 tấn gạo xuất xứ Mỹ mang thương hiệu Tân Long và 203.000 tấn gạo xuất xứ Việt Nam. Điểm đặc biệt khi đưa gạo vào thị trường được đánh giá là khó tính bậc nhất Đông Á này là quy trình kiểm soát dư lượng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật cực kỳ khắt khe, với danh mục hơn 380 hóa chất và kim loại nặng.

Dấu ấn Tân Long trên đường đua thị trường lúa gạo
Chính phủ Hàn Quốc cử đoàn kiểm tra chất lượng thăm cánh đồng lúa của Tập đoàn Tân Long

Bên cạnh các thị trường truyền thống như Phillipines, Nam Thái Bình Dương, Bờ Biển Ngà… Tân Long cũng là một trong số ít các doanh nghiệp ký kết thành công hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu như: Thụy Điển với giống gạo ST24, Anh Quốc với gạo Jasmine, Mỹ với các dòng gạo đặc sản Nàng Hoa, nếp Long An, gạo Japonica sang Nga, Ukraine… và hợp tác xuất khẩu với các quốc gia khác như Singapore, Dubai, Malaysia.

Tiêu thụ gạo nội địa tăng nhanh

Năm 2019, Tập đoàn Tân Long gia nhập đường đua nội địa với thương hiệu gạo sạch A An. Chỉ sau hơn 1 năm ra mắt đã nhanh chóng mở rộng đến hơn 50 cửa hàng và 10.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Hết quý III/2020 tập đoàn đã cung ứng hơn 130.000 tấn gạo A An ra thị trường, tương đương doanh thu 1.750 tỷ đồng. Với nhịp tăng trưởng như hiện nay, ước tính đến cuối năm 2020, thị trường trong nước có thể tiêu thụ hết 160.000 tấn gạo với doanh thu đạt 2.200 tỷ đồng.

Dấu ấn Tân Long trên đường đua thị trường lúa gạo
 Gạo sạch A An là sản phẩm của Tập đoàn Tân Long

Cũng trong năm 2020, lượng hấp thụ gạo nội địa tăng cao do bùng phát dịch Covid-19.

Đại diện Tân Long chia sẻ, nhờ phát triển tốt kế hoạch bao tiêu lúa canh tác và thu mua tại các vùng trồng lúa trọng điểm, tập đoàn vẫn đảm bảo được nguồn cung ổn định, chất lượng an toàn cho thị trường với giá không đổi, kèm theo dịch vụ giao hàng miễn phí tận nhà.

Trong giai đoạn đỉnh dịch tháng 3 và tháng 4, tổng bán lẻ nội địa đến 20.000 tấn/ tháng, riêng sản phẩm gạo Japonica và ST21 đóng túi 5kg có thời điểm vượt mốc 5.000 tấn/ tháng.

Theo tập đoàn Tân Long, gạo A An được tập trung sản xuất dựa trên những cam kết về chất lượng: nguồn gốc gạo từ chính những cánh đồng do tập đoàn bao tiêu và hướng dẫn canh tác, độ thuần 100%, không hóa chất. Sản phẩm chủ lực là gạo đóng túi 5kg với các dòng gạo Japonica, ST21 và ST24.

Dấu ấn Tân Long trên đường đua thị trường lúa gạo
 Đại diện Tập đoàn Tân Long thăm quan nhà máy chế biến lúa gạo tại Hàn Quốc

Trọng tâm là chất lượng gạo

Đại diện Tập đoàn Tân Long cho biết, dù là thị trường quốc tế hay trong nước, phục vụ mục đích xuất khẩu hay nội địa, tập đoàn vẫn hướng đến giá trị trọng tâm là chất lượng lúa gạo, chứng minh qua nỗ lực vào các thị trường khó tính, chinh phục người tiêu dùng bằng sản phẩm gạo đóng túi có thương hiệu A An.

Dấu ấn Tân Long trên đường đua thị trường lúa gạo
Lắp đặt silo chứa lúa bên trong nhà máy gạo đang xây dựng tại An Giang

Ở thị trường trong nước, Tân Long đặt mục tiêu 10% thị phần tiêu thụ trong vòng 5 năm tới. Đối với xuất khẩu, doanh nghiệp này mong muốn tiến xa vào nhiều nước châu Âu. Để đạt được mục tiêu đó, tập đoàn đã tiến hành mở rộng vùng bao tiêu lúa gạo chất lượng cao tại vựa lúa lớn nhất cả nước.

Mới đây, trong khuôn khổ dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT, Tân Long đã trực tiếp ký kết hợp đồng bao tiêu các dòng Japonica, đặc sản Sóc Trăng tại Long An, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ… ngay trong vụ Đông Xuân sắp tới.

Song song đó, đơn vị này cũng tự nâng cao năng lực sản xuất thông qua đầu tư mạnh vào công nghệ xử lý, chế biến lúa gạo sau thu hoạch, đặc biệt là khâu sấy và trữ lúa. Đồng thời chủ động kiểm soát nghiêm để hạn chế và tiến đến loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Mảng gạo nội địa được tập đoàn ứng dụng nền tảng công nghệ Fintech vào phát triển các điểm bán hàng online, quản lý dịch vụ giao hàng, chăm sóc khách hàng và thanh toán điện tử. Đây được xem là xu hướng tất yếu trong bối cảnh Nhà nước và doanh nghiệp đang hướng đến định hình và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, nâng cao giá trị hạt gạo, phát triển ngành lúa gạo bền vững.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : gạo A Anlúa gạoTân Longthị trường gạo

Các tin liên quan đến bài viết