Dù thị trường chững lại nhưng nhiều chuyên gia vẫn có cái nhìn khá lạc quan về bức tranh trong những tháng cuối năm và khẳng định chưa thể xảy ra “bong bóng”.
Dòng tiền tiếp tục đổ vào nhà đất
Trong ba năm vừa qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng theo từng năm. Các chủ đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí các tuyến metro. Các chủ đầu tư Việt Nam thường hợp tác dưới hình thức liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm vị trí dự án đầu tưvà quản lý dự án.
Từ năm 2015, phần lớn những giao dịch M&A có giá trị lớn là cáckhu đất dự án bất động sản, tiếp sau mới là các khách sạn, chung cư và văn phòng. Đây là minh chứng thực tế vềviệc những nhà đầu tư có dự định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Từ đầu năm 2018 đến nay, cơn sốt đất lan dọc khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, càn quét 3 đặc khu kinh tế trong tương lai đến một số tỉnh ở phía Bắc như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… rồi lan rộng ra các tỉnh vùng ven TP HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương…
BĐS vẫn được nhà đầu tư quan tâm |
Ngay từ sau Tết Nguyên đán, giá đất thổ cư và đất dự án ven TP HCM liên tục tăng cao, đạt ngưỡng 30-50% chỉ trong vòng 4-5 tháng. Chính sự thiếu hụt nguồn cung sơ cấp nên hoạt động trên thị trường diễn biến mạnh ở thị trường thứ cấp. Mặc dù giá cao nhưng các sản phẩm biệt thự, nhà liền kề vẫn ghi nhận sức giao dịch khá ấn tượng.
Tại Hà Nội, CBRE cho biết thị trường đang tiếp tục phát triển mạnh về phía Tây thành phố. Cùng với đó các dự án mới mở bán quanh khu vực nội thành đạt tỷ lệ bán tốt. Giá thứ cấp trên thị trường tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ.
Khảo sát cho thấy, một số dự án ghi nhận thanh khoản tốt. Đơn cử Dragon Village, các sản phẩm đều được tiêu thụ nhanh chóng và tăng giá ở mỗi đợt bán hàng.Dự án được thiết kế theo phong cách phố trong vườn điển hình của Singapore với các khu khép kín: biệt thự Dragon Parc, nhà phố kinh doanh Dragon Town, nhà phố vườn Dragon Garden.
Tại Hà Nội, CBRE đánh giá các dự án như Terra Hào Nam và Hà Nội Garden City có quy mô nhỏ và khoảng cách không quá xa đến trung tâm thành phố nên đạt tỷ lệ khả quan.
Liệu có bong bóng?
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), chính giới đầu nậu và “cò đất” đã thổi giá, tạo sóng gây ra các đợt sốt ảo giá đất nền tại một số địa phương trong thời gian qua.
Còn thị trường căn hộ chung cư, phân khúc lớn nhất của thị trường bất động sản đã không xảy ra hiện tượng sốt giá, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã giảm giá bán căn hộ, nhất là các dự án căn hộ vừa túi tiền. Có thể thấy rằng, đến thời điểm hiện tại, thị trường vẫn chưa có biến động.
Nhìn chung, trong nửa cuối năm nay, giá đất nền được dự báo sẽ chủ yếu đi ngang, xu thế đi lên vẫn còn, song chưa thể đoán định được mức tăng bởi còn phụ thuộc rất lớn vào vị trí, khu vực.
Nhà đầu tư quan tâm tới nhiều phân khúc bất động sản |
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của Công ty CBRE Việt Nam cho rằng, hiện tại thị trường có thanh khoản đang ổn định. Nguồn cung chào bán căn hộ, biệt thự nhà phố tăng trưởng không quá cao. Thị trường đang khá cân bằng trong vòng 12 tháng trở lại đây.
Báo cáo chỉ số giá nhà ở của Savills Việt Nam cho thấy, TP.HCM tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm. Tổng lượng giao dịch đạt mức thấp nhất trong sáu quý liên tiếp gần đây với 10.000 căn hộ bán, giảm 30% theo quý và 13% theo năm. Giao dịch Hạng A tăng 58% theo quý do lượng giao dịch lớn từ dự án hạng sang mới chào bán tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hạng C chiếm 54% tổng lượng giao dịch.
Chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội giảm nhẹ dưới 1 điểm theo quý và theo năm, đạt 104,5. Tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 23% với khoảng 6.300 căn đã bán, giảm 16% theo quý nhưng tăng 11% theo năm.
Đánh giá về thị trường, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&B của DKRA cho rằng, từ nay đến cuối năm, giá bán phân khúc đất nền có thể tiếp tục tăng, dù không đột biến như quý I/2018 nhưng vẫn tạo mức lợi nhuận hấp dẫn với nhà đầu tư hơn các phân khúc khác.
Nguồn: vietnamnet