Do không còn thích hợp với kỷ nguyên công nghệ số, cột phát sóng cao 125 m từng là biểu tượng một thời của Đài truyền hình Việt Nam được phá bỏ.
Cột phát sóng analog cao 125 m là biểu trưng của các đài truyền hình nhiều năm qua. Bất cứ người nào nhìn thấy đều biết được khu vực này có trạm phát sóng truyền thanh hoặc truyền hình. |
Trong ảnh là cột phát sóng sát cổng Đài truyền hình Việt Nam trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), khánh thành ngày 19/6/1997. Trước đây nó dùng để phát 3 kênh 9 (VTV1), 11 (VTV2) băng VHF và 22 (VTV3) băng UHF analog. Tuy nhiên, kể từ khi hệ thống truyền hình analog dừng hoạt động, cột phát sóng này không còn tác dụng. |
Những ngày qua, công nhân lặng lẽ leo lên cao cắt dần ngọn để dỡ bỏ. Cột phát sóng này từng có thêm chức năng chuyển tiếp tín hiệu qua đường viba số cho đài phát sóng vệ tinh Vĩnh Yên. Về sau trạm phát sóng Vĩnh Yên sử dụng tín hiệu vệ tinh từ Hà Nội để phát sóng thì hệ thống viba số này không còn tác dụng. Từ đó, cột chỉ còn tồn tại để cho… đẹp. |
Dưới chân cột là trạm phát sóng mặt đất Giảng Võ trước đây có tên hiệu là GV2. Trạm phát sóng này có nhiệm vụ phát sóng tín hiệu analog các chương trình VTV1, VTV2 và VTV3 cho Hà Nội và vùng phụ cận bằng anten, băng VHF và UHF gắn trên đỉnh cột nhưng cũng đã được đập bỏ. |
Cảnh ngổn ngang vật liệu dưới chân cột phát sóng trong quá trình dỡ bỏ. |
Hiện nay toàn trạm chuyển lên làm việc tại Đài PTTH Hà Nội ở Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm dùng cột phát sóng và cơ sở vật chất của đài này phát sóng số. |
Hình ảnh chụp chiều 19/11, cột phát sóng đã được cắt đi khá nhiều ngọn. |
nguồn: new.zing.vn