Núi lửa Agung ở Bali gần đây ‘thức giấc’ khiến nhiều du khách mắc kẹt, trong đó có cả người Việt. Liệu con người có thể dự đoán chính xác núi lửa phun?

Có thể dự đoán chính xác núi lửa phun? - Ảnh 1.

Nhiều người lo ngại núi lửa Agung sẽ phun trào mãnh liệt như năm 1963

Trang Popular Science cho biết, dự đoán chính xác khi nào núi lửa phun trào và quy mô ra sao thực sự rất khó, hệt như dự đoán động đất.

Tìm hiểu quá khứ

Không giống như nhiều hiện tượng khác thường xảy ra trong khí quyển, núi lửa phun trào do các nguyên nhân nằm sâu trong lòng trái đất, đôi lúc vượt quá khả năng của công nghệ ngày nay. Do đó các nhà khoa học thường dự đoán thông qua phương pháp quan sát gián tiếp.

“Rất khó để xác định trước núi lửa sẽ phun trào khi nào và diễn biến ra sao. Các nhà khoa học thường nghiên cứu hoạt động của núi lửa để xem chúng đã hoạt động ra sao trong quá khứ. Trong nhiều trường hợp đây là cách tốt nhất”, Simon Carn – nhà nghiên cứu núi lửa ở ĐH Kỹ thuật Michigan, Mỹ nói.

Các nhà khoa học thường nghiên cứu những dấu vết của khói bụi, bùn đất từ những đợt phun trào trước đây để chỉ ra “thói quen” phun trào của núi lửa.

Họ có thể nghiên cứu những mẩu đất đá gần núi lửa, những lớp dung nham còn sót lại hoặc những dấu vết khói bụi xung quanh để có thể biết được núi lửa từng hoạt động khi nào.

Ngoài ra, những dữ liệu về núi lửa trên khắp thế giới giúp hỗ trợ phần nào các nhà khoa học trong những dự đoán của mình, tuy nhiên vẫn chưa đem lại hiệu quả cụ thể.

Chú ý đến động đất

Có thể dự đoán chính xác núi lửa phun? - Ảnh 3.

Núi lửa Popocatepetl ở Mexico phun trào gần đây nhất vào năm 2016

Trong nghiên cứu núi lửa, các nhà khoa học còn lưu ý đến đến hoạt động động đất trong khu vực. Điển hình từ những trận động đất tháng 9 vừa qua, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về việc núi lửa Agung phun trào ở mức độ cao nhất.

Hoạt động địa chất xảy ra gần núi lửa thường gây lo lắng bởi có thể dung nham từ dưới lòng đất đang di chuyển lên. Vận động này thường làm cho những lớp đất đá phía trên di chuyển rồi cuối cùng bị phá vỡ trước áp lực lớn.

Không có núi lửa nào giống nhau hoàn toàn nên những hoạt động của nó cũng khác nhau. Do đó một số rung động cho thấy núi lửa sẽ phun, tuy nhiên trong một số trương hợp khác lại không có ý nghĩa gì.

Với núi lửa Agung, động đất cũng xảy ra trước đợt phun trào chết người vào năm 1963. Do đó khi thấy động đất, chính quyền Bali ngay lập tức sơ tán người dân.

Có thể dự đoán chính xác núi lửa phun? - Ảnh 4.

Núi lửa Krakatoa ở Indonesia từng phát nổ năm 1883 với sức công phá gấp 13.000 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima 

Ngày nay, người ta còn dùng vệ tinh để dự đoán núi lửa phun. Công nghệ GPS giúp các nhà khoa học tính toán độ phồng lên của phần đất trên núi lửa khi dung nham trong lòng trái đất đang cố tìm “lối thoát” trào ra ngoài.

Họ đã sử dụng những số liệu thu được từ vệ tinh để ước tính lượng khí có thể thải ra từ một núi lửa đang hoạt động, từ đó dự đoán được phần nào việc núi lửa có phun dung nham hay không.

Tuy nhiên, dự đoán qua vệ tinh vẫn khá chênh lệch so với thực tế và các phương pháp nghiên cứu khác từ vài ngày đến nhiều tuần.

Do đó, các nhà khoa học vẫn đang sử dụng phương pháp “thủ công” nhưng tỏ ra hiệu quả nhất. Đó là để ý đến những hoạt động địa chất, khí thải và những thay đổi trong hình dạng và vận động.

Khi thấy những dấu hiệu bất thường, họ cảnh báo các quan chức để yêu cầu sơ tán, đảm an toàn cho người dân.

Tuần qua núi lửa Agung ở Bali, Indonesia bắt đầu gào thét và phun những cột khói cao hàng ngàn mét.

Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia cho biết cảnh báo núi lửa đã được nâng lên mức cao nhất – mức 4, đồng thời 100.000 người sống trong bán kính 8-10km xung quanh núi lửa bị buộc phải sơ tán.

Nhiều người lo sợ lần phun trào này sẽ để lại hậu quả như đợt bùng nổ năm 1963 từng làm chết 1.000 người trong khu vực.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : dự đoánđộng đấtnhà khoa họcnúi lửa

Các tin liên quan đến bài viết