Bản thân mắc đủ thứ bệnh mãn tính như hở van tim, thoái hóa khớp gối, viêm xoang… nhưng chị Phủy chỉ đủ tiền uống thuốc giảm đau cầm cự. Căn nhà sắp sập, chị cũng đành mặc cho số phận.

Khi cán bộ giảm nghèo xã Nhơn Hòa Lập (huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) đưa đoàn khảo sát đến thăm nhà của chị Lê Thị Phủy (SN 1978), không ai tin đó là một căn nhà.

Căn chòi vách ván, mái tôn, nền đất chỉ rộng chừng 10m2, bên trong kê đủ một giường gỗ cũ và góc bếp lò đốt bằng củi. Bức vách được tận dụng để giăng dây treo quần áo, các vật dụng khác cũng được treo la liệt quanh vách. Căn nhà không có khu vệ sinh, chị Phủy phải đi nhờ nhà vệ sinh của gia đình mẹ ruột ở gần đó.

Khi con trai ở nhà, chị Phủy trải chiếu dưới sàn đất để ngủ. Khi con không có ở nhà, chị mới được ngủ trên chiếc giường duy nhất trong nhà.

Căn chòi nhỏ có thể đổ sập bất cứ lúc nào (Ảnh: Tùng Nguyên).

Thấy khách nhìn quanh nhà, chị Phủy ngại ngùng chia sẻ: “Em ở một mình, chỉ chừng này cũng thoải mái”.

Thế nhưng, ai cũng ái ngại cho chị vì khi đứng ngoài nhìn vào, căn chòi nhỏ đã nghiêng sang một bên như có thể đổ bất cứ lúc nào. Chị Phủy cũng muốn sửa sang lại để ở cho yên tâm trong mùa mưa bão nhưng chị lại lo vay mượn nợ nần không biết làm gì ra tiền để trả.

“Giờ em làm đủ ăn đã khó, làm sao dám mơ có cái nhà đàng hoàng”, chị Phủy tâm sự.

Như bao người phụ nữ khác ở vùng quê nghèo Nhơn Hòa Lập, chị Phủy lập gia đình sớm, ở nhà nội trợ và chăm sóc con nhỏ. Thỉnh thoảng, khi đến mùa gặt thì chị đi làm thuê cho những gia đình có ruộng kiếm thêm tiền phụ chồng mua gạo, mắm.

Gia đình không có ruộng đất nên 2 vợ chồng chỉ biết đi làm thuê. Ở quê ít việc, chẳng mấy ai thuê, thu nhập chỉ đủ để cả nhà tằn tiện sống qua ngày.

Đến năm 2005, việc ở quê ngày càng ít, chi phí nuôi con nhỏ ngày càng lớn nên chồng chị bàn với vợ là lên Bình Dương làm phụ hồ, kiếm tiền gửi về quê để lo cho vợ con.

Hơn 1 tháng sau, chị Phủy chờ hoài không thấy chồng gửi tiền về. Chị hỏi người chú đi làm cùng chồng mới biết ông ấy đã cặp với một cô gái trẻ, không chịu về nhà nữa.

Căn nhà nhỏ chỉ đủ chỗ để một chiếc giường gỗ (Ảnh: Tùng Nguyên).

Khi đó, con trai của chị mới 10 tuổi. Đứa trẻ giận cha, đòi bỏ nhà lên chùa ở. Chị khóc cạn nước mắt, năn nỉ con ở lại.

“Em gửi con cho bà ngoại rồi lên TPHCM làm phụ quán cơm kiếm tiền nuôi con. Đến khi nó lớn cũng bỏ nhà lên chùa ở. Em năn nỉ hết lời cũng không được. Không biết nó nghĩ gì nhưng từ sau khi cha nó bỏ mẹ con em, nó ít nói, chỉ muốn ở trên chùa”, chị Phủy cho hay.

Số phận không may, sức khỏe của chị Phủy rất kém, thường xuyên bệnh vặt, đến khi đi làm thì bệnh càng nhiều hơn. Chị đi khám mới biết mình mắc nhiều bệnh mãn tính như hở van tim, loét dạ dày, thoái hóa khớp gối, viêm xoang… Do đó, chị chỉ có thể làm những công việc nhẹ nhàng, thu nhập rất thấp, lại tiêu tốn thuốc thang.

Vì không làm ra tiền nên cả đời chị sợ nhất là nợ nần. Khi bị loét dạ dày đau đến ngất xỉu, đưa vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị mà chị cũng xin về, uống thuốc giảm đau để cầm cự vì sợ vay nợ không biết khi nào có tiền để trả.

“Lúc đi làm em giấu bệnh, vì sợ nhập viện rồi thì ai đi làm nuôi con! Em uống thuốc giảm đau, tiêu hóa hằng ngày. Còn bệnh tim, viêm xoang thì nghe người ta bày trồng thuốc nam quanh bờ ruộng để tự nấu uống. Đầu gối khi nào sưng đau thì tăng liều thuốc giảm đau…”, chị Phủy tâm sự.

Từ khi bắt đầu dịch Covid-19, sức khỏe quá kém nên chị Phủy không thể lên thành phố làm thuê nữa. Chị ở nhà đi làm đồng, nhổ cỏ, bóc vỏ hạt điều, phụ đám tiệc, dọn dẹp nhà cửa cho nhà khá giả trong xã… Làm đủ nghề nhưng mỗi tháng chị chỉ có việc để làm 5-10 ngày, thu nhập vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng, có khi không có đồng nào.

Trong khi đó, mỗi tháng cố định chị phải chi 600-700 ngàn đồng mua thuốc, chưa kể bệnh cấp tính thì còn tốn kém hơn, phải mượn nợ bên ngoài.

“Em làm chỉ đủ đắp đổi qua ngày thôi. Thỉnh thoảng thiếu tiền thì vay nợ vài trăm ngàn. Đến nay nợ mấy triệu rồi mà chưa biết kiếm đâu ra để trả thì làm sao dám mơ có tiền xây nhà, sửa nhà cho đàng hoàng”, chị Phủy nói.

Căn chòi mẹ chị đang ở, đã che mưa chắn gió cho mẹ con chị gần 20 năm, nay xuống cấp trầm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Thế nhưng, với chị, một căn nhà đàng hoàng chỉ là ước mơ…

Căn nhà chỉ có một phòng kê giường và cái bếp củi (Ảnh: Tùng Nguyên).

Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Tân Thạnh, cho biết, gia đình chị Phủy là hộ nghèo, không có ruộng đất gì, chỉ có cái nhà đang xuống cấp nghiêm trọng, kinh tế gia đình rất khó khăn nên dù nhà rách nát cũng không có tiền tu sửa.

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 240432 xin gửi về:
1. Chị Lê Thị Phủy
Điện thoại: 0326 413 473
Địa chỉ: Ấp Bùi Thắng, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
2. Báo Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 240432 )
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV):
Tên Tài khoản: Báo Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB):
Tên TK: Báo Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Agribank:
Tên tài khoản: Báo Dân trí
Số tài khoản VNĐ: 1400206035022
Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB):
Tên tài khoản: Báo Dân trí
Số tài khoản VNĐ: 1017589681
Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB):
Tên tài khoản: Báo Dân trí
Số tài khoản VNĐ: 333556688888
Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: Số 51 – 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
VP Thanh Hóa: Số 02 Nhà Thờ, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Tel: 0914.86.37.37
VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269

Theo Dân Trí

Từ khóa : bệnhhộ nghèokhó khănLong An

Các tin liên quan đến bài viết