Theo bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trước đây bà thường tiếp cận với các khái niệm về phúc lợi gắn với người, ví dụ như phúc lợi cho công nhân, phúc lợi cho người lao động… nay dự thảo Luật Chăn nuôi có khái niệm phúc lợi cho vật nuôi là rất lạ.

"cho phep vat nuoi nghi le, tet hay sao ma dua tu phuc loi vao" hinh anh 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (ảnh VPQH).

Sáng nay (10.8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật chăn nuôi. Đây là dự Luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5 và 6.2018).

Điểm rất đáng chú ý trong dự thảo Luật này, theo ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án Luật), có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng nội dung về “quyền vật nuôi” còn chưa đầy đủ, khái niệm “đối xử nhân đạo với vật nuôi” còn mang tính trừu tượng, chưa bao quát hết được vấn đề; đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế về “phúc lợi vật nuôi” để quy định cho cụ thể và phù hợp hơn.

“Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đã cùng với Ban soạn thảo nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và nhận thấy nhiều quốc gia đã luật hóa nội dung này. Một số quốc gia có yêu cầu cao về phúc lợi cho vật nuôi, sản phẩm vật nuôi được nhập khẩu, xuất khẩu. Do đó, Dự thảo Luật bổ sung khoản 25, Điều 2 về “phúc lợi cho vật nuôi” và bổ sung quy định bảo đảm cung cấp đủ thức ăn, nước uống, không gian thông thoáng, không đánh đập, hành hạ trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, không gây đau đớn, sợ hãi, phải gây ngất trước khi giết mổ,…”, ông Phan Xuân Dũng cho biết.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đặt vấn đề gọi phúc lợi cho vật nuôi là khái niệm rất mới. Theo Ban soạn thảo có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng nội dung về “quyền vật nuôi” còn chưa đầy đủ, khái niệm “đối xử nhân đạo với vật nuôi” còn mang tính trừu tượng. Bà Nga cho rằng, những vấn đề như nêu trên hoàn toàn có thể giải trình được, đối xử nhân đạo nói ra ai cũng hiểu."cho phep vat nuoi nghi le, tet hay sao ma dua tu phuc loi vao" hinh anh 2

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (đứng, ảnh IT).

“Việc tiếp thu từ chỗ quyền của vật nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, Ban soạn thảo tiếp thu thành mục phúc lợi cho vật nuôi, đây là khái niệm rất lạ. Trước đây chúng tôi thường tiếp cận với các khái niệm về phúc lợi gắn với người, ví dụ như phúc lợi cho công nhân, phúc lợi cho người lao động… Từ khái niệm gắn với người chuyển sang cho vật nuôi cần phải xem xét. Thứ nhất nói tham khảo kinh nghiệm quốc tế là nước nào, họ gọi thế nào và chúng ta dịch thuật thế nào”, bà Lê Thị Nga góp ý.

Cũng đề cập tới vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, ông nhờ người ngồi bên cạnh tra từ điển thì thấy từ “phúc lợi” nghĩa là hạnh phúc của con người, lợi lộc mang đến, quyền lợi vật chất mà Nhà nước hay đoàn thể đảm bảo cho công nhân, viên chức được hưởng hay những thứ con người được hưởng không phải trả tiền. “Đặt vấn đề phúc lợi vật nuôi không phù hợp cần tìm từ khác”, ông Nguyễn Khắc Định nói. Ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng đồng tình việc góp ý của ông Chiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ gợi ý dự thảo Luật không ghi từ “phúc lợi” thay vào đó từ “đảm bảo cho vật nuôi” là phù hợp; từ đó quy định cụ thể đảm bảo cho vật nuôi trong vận chuyển, trong giết mổ. “Sửa các câu từ như thế vừa thể hiện sự nhân đạo với vật nuôi và không bị lẫn với con người. Còn nói vui cho phép vật nuôi nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hưu hay sao mà đưa ra từ phúc lợi vào dự thảo Luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chỉ cần đặt vấn đề đối xử nhân đạo với vật nuôi. Theo đó tất cả các điều từ 66 đến 69 trong dự thảo Luật, bỏ chữ “phúc lợi” đi sửa thành đảm bảo điều kiện trong chăn nuôi, trong vận chuyển, đảm bảo nhân đạo trong giết mổ. Cần bỏ từ “căng thẳng” trong điều 68, bởi vật nuôi biết gì mà căng thẳng, có thể do sợ hãi, đau đớn. “Giết mổ không không đánh đập, hành hạ; hạn chế gây sợ hãi, căng thẳng. Chỉ có con người mới căng thẳng, con vật làm gì có từ căng thẳng”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Mục 4 dự thảo Luật chăn nuôi:

PHÚC LỢI CHO VẬT NUÔI

Điều 66. Bảo đảm phúc lợi cho vật nuôi trong chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu đối với vật nuôi như sau:

1. Có chuồng trại, không gian, diện tích chăn nuôi phù hợp với vật nuôi.

2. Vật nuôi phải được cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh.

3. Vật nuôi phải được phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y.

Điều 67. Bảo đảm phúc lợi cho vật nuôi trong vận chuyển

Chủ cơ sở vận chuyển vật nuôi phải bảo đảm các yêu cầu sau trong quá trình vận chuyển vật nuôi như sau:

1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị trong vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi.

2. Không để vật nuôi đói, khát trong quá trình vận chuyển.

3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Điều 68. Bảo đảm phúc lợi cho vật nuôi trong giết mổ

Chủ cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây trong giết mổ:

1. Cơ sở giết mổ phải có nơi nhốt vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ bảo đảm vệ sinh. Vật nuôi phải được cung cấp đầy đủ nước uống.

2. Không đánh đập, hành hạ; hạn chế gây sợ hãi, căng thẳng, đau đớn cho vật nuôi; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

Điều 69. Bảo đảm phúc lợi cho vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác

1. Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được bảo đảm phúc lợi theo quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 của Luật này.

2. Bảo đảm phúc lợi cho vật nuôi phải tôn trọng, cân bằng với các hoạt động về nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.

Theo Dân việt

Từ khóa : chủ tịch quốc hộiđại tướng đỗ bá tỵluật chăn nuôiquyền vật nuôiỦy ban Thường vụ Quốc hộivật nuôi

Các tin liên quan đến bài viết