Giá nhiều loại vật tư y tế đang nhảy múa loạn xạ, cùng một sản phẩm nhưng chênh lệch giữa các bệnh viện có thể tới hàng chục triệu đồng.

Chênh lệch khủng giá vật tư y tế, ai hưởng? - Ảnh 1.

Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, riêng năm 2017 Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trên 900 tỷ đồng cho 300.000 thủy tinh thể nhân tạo, 1080 tỷ đồng stent điều trị cho bệnh nhân mạch vành, trên 500 tỷ đồng khớp gối khớp háng nhân tạo, 160 tỷ đồng mua kim luồn, kim truyền dịch.

Nhưng điều đáng nói là giá vật tư y tế đang nhảy múa loạn xạ, cùng một loại stent mà giá giữa hai địa phương chênh lệch đến hàng chục triệu đồng. Rất nhiều bất thường trong đấu thầu vật tư y tế khiến Quỹ Bảo hiểm y tế và cả túi tiền của người dân đang bị rút ruột.

Phát biểu tại cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ngày 9-4, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết cùng một loại stent mạch vành Sirolimus của Ấn Độ, Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa mua với giá 38,8 triệu đồng, Bệnh viện E mua với giá 36,9 triệu và Bệnh viện đa khoa Quảng Nam mua chỉ 36,6 triệu đồng.

Cùng một sản phẩm, giá chênh lệch đến hơn 2 triệu đồng và theo ông Nguyễn Tá Tỉnh, trưởng Ban Dược – Vật tư y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bảo hiểm đang “treo” khoản tiền trên 2 tỷ đồng của Thanh Hóa do giá mua stent cao bất thường.

Năm 2016 chúng tôi cũng đã kiểm tra ở Phú Thọ và phát hiện tình trạng tương tự, nhưng ngay sau đó Phú Thọ đã gọi nhà cung cấp đến thương lượng và thu hồi về Quỹ Bảo hiểm trên 3 tỷ đồng. Thanh Hóa không chịu thương lượng lại vì họ nói họ đấu thầu hợp pháp và đúng quy trình, nhưng chúng tôi đã chỉ ra có những sai sót trong tổ chức đấu thầu khiến họ mua giá cao.

Ông Nguyễn Tá Tỉnh, trưởng Ban Dược – Vật tư y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Tuy vậy, stent Sirolimus Ấn Độ không phải là sản phẩm có giá chênh lệch cao nhất: stent Pronova XR giá trúng thầu vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa là trên 50 triệu đồng/stent, nhưng hàng chục bệnh viện khác như Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, Trung tâm tim mạch Bệnh viện E, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam… đều mua với giá dưới 40 triệu đồng. 

Một sản phẩm stent của Đức cũng ở trong tình trạng tương tự, chênh lệch giữa nơi mua cao nhất (58 triệu) và thấp nhất (dưới 40 triệu) lên tới xấp xỉ 20  triệu đồng. Một mức chênh lệch quá khủng.

Đành rằng sản phẩm của Trung Quốc phải khác giá sản phẩm của Mỹ, nhưng cùng một sản phẩm mà chênh lệch nhau quá cao là bất thường. Khi xem xét hồ sơ thầu chúng tôi thấy các yêu cầu của nhiều bệnh viện quá rõ, gần như chỉ định thầu, vì không có cạnh tranh nên giá bao nhiêu cũng vẫn phải mua.

Ông Nguyễn Tá Tỉnh, trưởng Ban Dược – Vật tư y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Theo ông Tỉnh, vật tư y tế là mặt hàng khá đặc thù, nhưng hiện nhiều địa phương vẫn tổ chức đấu thầu như hàng hóa thông thường.

Trong cả gói thầu có thể phân bổ về giá: Mặt hàng dùng nhiều giá cao và mặt hàng dùng ít thì giá thấp, tính chung cả gói thì có loại cao loại thấp rất “khách quan”, nhưng thực tế thì giá vật tư, nhất là những sản phẩm giá cao, số lượng sử dụng nhiều lại mỗi nơi mỗi giá, dẫn đến khoản chênh do giá cao – thấp khác nhau lên tới nhiều tỉ đồng/sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn quỹ bảo hiểm và túi tiền của người bệnh, còn lợi nhuận do giá cao thì chỉ có một nhóm nhỏ được hưởng lợi…

Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, năm 2017 Quỹ này đã chi 1.080 tỉ đồng mua stent mạch vành, trên 500 tỉ mua khớp gối khớp háng nhân tạo, 160 tỉ đồng kim luồn, kim truyền dịch, 900 tỉ đồng thủy tinh thể nhân tạo. Đây là các sản phẩm có số lượng sử dụng nhiều, có chênh lệch khủng về giá giữa các hội đồng đấu thầu.

Tại cuộc họp với Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thống nhất sẽ sớm tổ chức đấu thầu tập trung 4 nhóm mặt hàng này, sớm nhất là ngay trong 2018. Năm 2017, qua hai cuộc đấu thầu thuốc tập trung cho thấy giá đã giảm trên 20% ở cùng mặt hàng cụ thể.

Phát hiện thuốc Zinnat giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cảnh báo phát hiện thuốc Zinnat 500 mg giả. Thuốc giả có tên Zinnat 500 mg Film Tablet, trên nhãn có dòng chữ Sefuroksim akstetil 20 film table và mạo danh nhà sản xuất Công ty Glaxo Opertione UK và Công ty nhập khẩu Armephaco.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : bảo hiểm xã hộichênh lệchchỉ định thầuvật tư y tế

Các tin liên quan đến bài viết