Như mọi phẩm chất tốt đẹp khác, lòng hiếu thảo cũng phải được bồi đắp, rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ. Nếu cha mẹ không chú tâm điều này, thật khó để mong có đứa con hiếu thảo.

Khuyến khích trẻ thu vén cho riêng mình

Một số cha mẹ thích thú với điểm này của trẻ và cho rằng như thế mới sống được khi “vứt vào dòng đời”. Nhưng bạn không biết rằng cách lợi bất cập hại đó sẽ sản sinh ra những đứa trẻ luôn thu vén vào mình, ngay cả với người thân.

Bởi thế, giáo dục trẻ biết quan tâm đến tất cả mọi người, không chỉ các thành viên trong gia đình mà còn biết quan tâm đến bạn bè, đồng nghiệp, biết giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn bằng những gì có thể. Dạy trẻ biết nhường nhịn không chỉ anh em trong nhà mà cả với mọi người.

Muốn trẻ có lòng hiếu thảo các bậc cha mẹ phải dạy trẻ lòng biết ơn, biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô… biết ơn với những quan tâm, giúp đỡ của mọi người dù nhỏ nhất. Dạy trẻ biết kính trọng người già, nhường nhịn em nhỏ, yêu thương mọi người, biết nâng đỡ, sẻ chia những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống, trong công việc.

Cha mẹ thế này, làm sao mong con hiếu thảo?!
Ảnh minh họa.

Ứng xử không thứ bậc trong gia đình

Nhiều cha mẹ vì bận rộn mà mặc kệ các con tự giải quyết vấn đề của mình. Bằng bản năng, trẻ chưa biết đâu là điều phải làm theo đúng phép tắc, lề lối, từ đó dần ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ.

Trước hết, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách biết kính trên nhường dưới, biết quan tâm đến mọi người đặc biệt là ông bà, cha mẹ, anh chị em, người thân, bè bạn… Hướng dẫn trẻ cách thức thể hiện tình cảm hiếu thảo ra sao như biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, quan tâm hỏi han chăm sóc các thành viên trong gia đình hàng ngày, khi người thân đau ốm bệnh hoạn cần cư xử như thế nào từ những việc đơn giản nhất. Dạy trẻ biết hỏi thăm, an ủi động viên, thăm nom… khi có người thân cần sự giúp đỡ.

Cha mẹ không làm gương

Nếu bạn nhìn thấy một cụ già bị ngã, hãy nhanh chóng chạy đến giúp đỡ họ. Thấy một đứa nhỏ lang thang trong đêm muộn, đừng ngần ngại hỏi nó xem tại sao còn ở ngoài đường giờ này. Làm việc tốt không mong cầu được đền đáp, nhưng chắc chắn bạn vẫn luôn được nhận lại lời khen, câu cảm ơn ngay lập tức.

Và một điều vô cùng quý giá khác, nó nuôi dưỡng cho bạn tâm hồn biết yêu thương, đồng cảm với người xung quanh. Đứa trẻ nhìn vào tấm gương của cha mẹ cũng trở thành một người như thế.

Dạy trẻ có tấm lòng hiếu thảo chính là chúng ta đang giáo dục trẻ có một tâm hồn nhân hậu, vị tha, biết yêu thương, biết đồng cảm và quan trọng nhất đó là giúp trẻ không trở thành những con người vô cảm, ích kỷ chỉ biết sống vì bản thân, để con cháu không trở thành những kẻ vô ơn, bạc tình bạc nghĩa. Dạy trẻ có tấm lòng hiếu thảo là giúp trẻ có nhân cách tốt, sống có tình có nghĩa, có thủy có chung, có hiểu biết về cách đối nhân xử thế một cách tinh tế, biết ơn với tất cả những gì có được trong cuộc đời này.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : Cách dạy conlàm cha mẹnuôi dạy con

Các tin liên quan đến bài viết