Mở cánh cửa về nhà cho những người Việt Nam xa xứ không chỉ là một vấn đề nhân đạo, nó cũng là câu chuyện về phẩm giá của một đất nước.

Chi phí đắt đỏ

Chuyến bay giải cứu do các hãng hàng không Việt Nam thực hiện theo phương thức thuê chuyến và do các cơ quan nhà nước tổ chức.

Các chuyến bay như vậy, được thực hiện và khuyến nghị chỉ dành cho những người thực sự có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu cấp bách (hết hạn visa, không có công ăn việc làm, không có chỗ ở ổn định, có vấn đề về sức khỏe, tài chính hoặc các lý do đặc biệt chính đáng khác) (theo hướng dẫn trên trang của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ).

Cánh cửa về nhà
ng dân từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay hạ cánh tại Vân Đồn ngày 12/9 theo chương trình thí điểm “hộ chiếu vắc xin” của Bộ Y tế

Vẫn còn một số hãng khác duy trì các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam, chủ yếu để vận chuyển hàng hoá, và một số ít hành khách đến Việt Nam, là các chuyên gia, nhà quản lý quốc tịch nước ngoài, và thân nhân của họ (những người này đều phải được các cơ quan của Việt Nam phê duyệt từng trường hợp một).

Ở chiều từ Việt Nam đi, chính các chuyến bay này đã giúp cho nhiều thanh thiếu niên Việt Nam có thể đến các trường học ở nước ngoài đúng lịch.

Nhưng ở chiều về thì khác.

Kể từ khi dịch bùng phát, có rất nhiều quốc gia đã từng đóng cửa biên giới toàn bộ hoặc từng phần, với các vùng và quốc gia khác nhau, nhưng công dân của họ, và cả những người được cấp giấy tờ để học tập, làm việc ở nước họ, sẽ luôn được đảm bảo quyền nhập cảnh vào đất nước.

Chính sách ngặt nghèo với người trở về đã khiến chi phí cho mỗi chuyến trở về trở nên đắt đỏ.

Theo thông báo trên trang của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Đức, để có thể trở về Việt Nam trên chuyến bay (một chiều) VN5036 của Vietnam Airlines từ Frankfurt và Paris về Vân Đồn ngày 15/12, cách ly trong 7 ngày tại khách sạn Novotel Hạ Long, mỗi hành khách sẽ phải trả 66 triệu đồng (2.510 euro).

Với những người Việt Nam đang ở các quốc gia châu Âu khác, chi phí cho một chuyến thăm quê như vậy sẽ còn gồm vé máy bay (và lưu trú) từ nơi ở đến Paris và Frankfurt, và vé quay trở lại châu Âu, tổng cộng sẽ vào khoảng 1.200 đến 1.500 euro nữa.

Như vậy, tổng chi phí cho một chuyến đi về quê cuối năm, sẽ vào khoảng 4.000 euro, vượt xa khả năng của đa số người xa xứ cho một chuyến về nhà.

Chi phí đó cũng sẽ phi lý, nếu so với giá vé máy bay khứ hồi từ châu Âu đến Đông Nam Á vào khoảng 1.000 euro, và giá các khách sạn 4 và 5 sao ở Hạ Long đang niêm yết ở booking.com vào khoảng 8 đến 12 triệu đồng mỗi tuần bao gồm ăn sáng.

Mở cánh cửa trở về không quá khó  

Thật ra, mở một cánh cửa trở về không quá khó, kể cả trong các điều kiện như hiện tại.

Cánh cửa về nhà
Hành khách làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn

Chúng ta chỉ cần cho phép các hãng hàng không quốc tế được nhận khách người Việt đến sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, yêu cầu hành khách có kết quả xét nghiệm Covid-19 phù hợp, tiêm chủng đầy đủ, và cho phép các khách sạn, cơ sở lưu trú ở các địa phương lân cận được đăng ký, tiếp nhận và tổ chức cư trú cho hành khách trên các chuyến bay cách ly tập trung.

Thậm chí, nếu coi những người Việt Nam trở về nhà đơn giản chỉ là các ca có nguy cơ lây nhiễm, hoàn toàn có thể cho phép họ thực hiện cách ly tại nhà với những điều kiện như những người Việt Nam khác đang cư trú trong nước thực hiện cách ly tại nơi ở (mà hầu hết các địa phương đang triển khai).

Ở thời kỳ đầu của dịch bệnh, nhu cầu trở về nhà chỉ cấp thiết với một số ít người, nhưng sau gần 2 năm, nhu cầu ấy là cấp thiết với hầu hết những người xa xứ, đang muốn về thăm quê hương, muốn gặp lại gia đình, và nhu cầu ấy là thật sự chính đáng.

Đó hẳn cũng là lý do các quốc gia khác luôn để mở cánh cửa trở về cho công dân của họ, kể cả trong những thời điểm đóng cửa chặt chẽ nhất.

Mở cánh cửa về nhà cho những người Việt Nam xa xứ không chỉ là một vấn đề nhân đạo, nó cũng là câu chuyện về phẩm giá của một đất nước nữa.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : Chuyến Bay Giải Cứuđường bay quốc tếhồi hươngViệt Kiều

Các tin liên quan đến bài viết