Cô Liu mắc một căn bệnh kỳ lạ, giữa mùa hè mà vẫn phải mặc 8 cái áo len vì rét. Dù đã chạy chữa 16 năm nhưng bệnh tình chưa ngày nào thuyên giảm.
Cô Liu, 45 tuổi, hiện đang sống và làm việc ở huyện Thông Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã mắc phải một căn bệnh kỳ lạ. Trong suốt 16 năm qua, cô Liu càng ngày càng sợ lạnh, thậm chí ngay cả trong những ngày hè nóng bức, cô ấy vẫn phải mặc 7-8 cái áo len vì quá rét.
Chịu đựng cái rét “run người” ròng rã 16 năm
Dù thời tiết nóng đến đâu, Cô Liu vẫn đi tất và mặc quần áo dày
Vào ngày 19 tháng 7, tại bệnh viện của Bệnh viện tỉnh Tứ Xuyên, phóng viên của nhật báo Chengdu Business Daily đã gặp một bệnh nhân đặc biệt. Rõ ràng đang giữa mùa hè nóng như lửa nhưng cô Liu lại khoác một tấm chăn dày quanh người. Đáp lại sự ngạc nhiên của phóng viên, cô lần lượt mở chăn ra và cho mọi người thấy từng lớp quần áo. Ngoài việc đắp chăn cô còn mặc tổng tất cả là tám cái áo len, hai chiếc quần len, hai đôi tất len. Dĩ nhiên ăn mặc như thế giữa thời tiết mùa hè thật đúng là chuyện lạ kỳ trong khi mọi người xung quanh mặc quần áo mỏng vẫn thấy ngột ngạt.
Trả lời phỏng vấn, cô Liu cho biết: “Vào mùa hè năm 2002, tôi có uống thuốc vì bị cúm, sau đó lại phát hiện mình mang thai. Lo lắng thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, tôi đã lựa chọn phá thai. Bắt đầu từ lúc đó sức khỏe của tôi yếu đi hẳn, cơ thể luôn cảm thấy lạnh, không thể ngồi trước quạt dù đang là mùa hè. Còn đến mùa đông tôi phải mặc số lượng quần áo gấp hai lần người bình thường”.
Nhưng điều mà cô Liu không ngờ là những năm sau đó, cô càng ngày càng sợ lạnh, số lượng quần áo trên người cứ nhiều thêm qua từng năm. Ngay cả trong mùa hè, cô cũng phải bọc mình kín mít bằng áo khoác dày, áo len, quần dài. “Khi bạn đeo đến 10 đôi tất, tôi sẽ không thể mang nổi cỡ giày của nữ, chỉ có thể mang giày nam. Vào mùa hè, mặc dù đã trùm kín người bằng chăn, nhưng tôi vẫn phải mặc thêm rất nhiều lớp áo, bởi vì mỗi lần bước ra khỏi chăn để đi vệ sinh cá nhân thì chẳng khác nào một cơn ác mộng.
Giữa mùa hè, Cô Liu vẫn lạnh đến mức mặc áo len, áo khoác
Một số người nói rằng tôi bị như vậy là do vấn đề về tâm lý. Tôi đã thử mặc ít quần áo hơn nhưng không chịu nổi quá 30 phút do nôn mửa, cảm lạnh, sốt, hắt hơi, cứ thế kéo dài hàng tháng trời. Thế là tôi lại phải tiếp tục mặc số quần áo khủng khiếp ấy lên người”, Cô Liu buồn bã.
“Một số người nghĩ rằng tôi là bị thần kinh”.
Dù luôn thấy rét nhưng khi phải mặc nhiều quần áo như vậy cơ thể cô lại đổ mồ hôi như tắm. “Khi bạn mới đi bộ được vài bước, quần áo tôi sẽ ướt sũng mồ hôi. Khi đi làm, tôi sẽ đặt một chiếc khăn lên ngực để thấm mồ hôi và một túi lớn để đựng quần áo nhưng dù chuẩn bị kỹ thế nào quần áo cũng bị mồ hôi làm ướt hết cả”, Cô Liu nói.
Không chỉ đổ mồ hôi, cô còn bị đi tiểu thường xuyên, phải vào nhà vệ sinh ít nhất mỗi giờ một lần. Chỉ cần thời gian để cởi và mặc lại quần áo mỗi khi đi vệ sinh cũng ngốn của cô Liu rất nhiều thời gian, công sức.
Trong suốt 16 năm, cô Liu đã tiêu tốn đến hơn 400.000 NDT (gần 1,5 tỷ đồng) để trị bệnh nhưng không có hiệu quả.
“Tôi cảm thấy rằng bệnh tình của mình ngày càng tệ đi, tôi muốn biết tôi thực sự mắc bệnh gì và phải chữa trị như thế nào?” Trong cuộc phỏng vấn, cô Liu liên tục nhấn mạnh rằng tình trạng của mình trong nhiều năm không hề triến triển và mong muốn có một giải pháp để chữa dứt điểm căn bệnh kỳ lạ vẫn ngày ngày hành hạ.
Từ góc nhìn Y học: Rối loạn bản thể không phải là rối loạn tâm thần
Về tình hình của cô Liu, Zhou Bo, giám đốc Trung tâm Y học Tâm thần của Bệnh viện tỉnh Tứ Xuyên cho biết:
“Bệnh của cô Liu được chuẩn đoán là rối loạn bản thể có nguyên nhân rất phức tạp do 2 nguyên nhân thể chất và tâm lý. Nhưng đa phần các bệnh nhân mắc bệnh này thường do tâm lý không ổn định. Cô Liu từng nói với tôi việc sợ lạnh là di chứng để lại sau khi phá thai, nhưng không phải. Với các xét nghiệm của tôi, các chỉ số về hormoon, nhiệt độ cơ thể hay mọi chỉ số khác trên cơ thể của cô Liu là hoàn toàn bình thường.
Bệnh nhân cảm thấy lạnh, nhưng trên thực tế cơ thể không sốt. Dù nhiệt độ cơ thể có lúc cao hơn bình thường một chút nhưng vẫn ở trong phạm vi an toàn. Theo nhận định của tôi việc cảm giác nhiệt độ của cô Liu có vấn đề, khi sự tiếp nhận thông tin về nóng và lạnh của cơ thể bị rối loạn.”
Zhou Bo cho biết thêm biện pháp điều trị cho cô Liu hiện nay phải kết hợp giữa vật lý trị liệu và điều trị tâm lý. Các phương pháp vật lý trị liệu thường là kích thích điện não đồ làm thay đổi chức năng của bộ não thông qua các dòng điện vi mô và từ trường. Còn về điều trị tâm lý chủ yếu là để cho bệnh nhân biết bệnh là gì, tránh sự hiểu lầm cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân phân tích nguyên nhân, áp lực của cuộc sống dẫn đến tình trạng như hiện tại.
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn bản thể
Lời khuyên cho tất cả mọi người: Đừng để bản thân bị stress
Để tránh mắc rối loạn bản thể các bác sĩ khuyên bạn nên tránh để tâm lý căng thẳng quá mức. Với những căng thẳng liên tục trong cuộc sống đời thường rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn cả thể chất lẫn tinh thần. Bạn không nên xem nhẹ mà cần chủ động phòng ngừa vấn đề này.
Khi có triệu chứng rối loạn bản thể, ngoài việc đến gặp bác sĩ thì bạn nên chia sẻ vấn đề với mọi người xung quanh, tránh việc một mình chịu áp lực. Sự giao tiếp, quan tâm của những người xung quanh được chứng minh có thể làm giảm rõ ràng triệu chứng của rối loạn bản thể.
Nguồn: vietnamnet