Cùng xem cách Đà Nẵng biến cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế thành lễ hội tưng bừng, Quảng Ninh Carnaval thành lễ hội “hoành tráng nhất 10 năm qua”…

Cách nào để biến lễ hội thành thương hiệu quốc tế? - Ảnh 1.

Lễ hội đường phố tại Đà Nẵng

Pháo hoa Đà Nẵng- cuộc “vũ hóa của con ngài”

Năm 2008, lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cả thành phố sông Hàn tưng bừng trong “Vũ điệu tiên sa”. Từng chùm pháo hoa của bốn nước tham gia Canada, Hong Kong, Malaysia và Việt Nam bung nở trên bầu trời đêm. Sự kiện đáng mong chờ nhất trong năm tại thành phố biển Đà Nẵng đã được khởi đầu như thế.

Từ đó cho đến năm 2016, hai năm một lần, du khách thập phương lại đổ về Đà Nẵng trong dịp 30-4 và 1-5, để tận hưởng vũ điệu ánh sáng trên bầu trời sông Hàn.

Năm 2008, chỉ có hơn 50.000 du khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng, thì đến năm 2015 đã có hơn 460.000 lượt khán giả tới khán đài xem pháo hoa, tăng gấp 9 lần. Du khách thích pháo hoa, nhưng họ không thể chen chúc trong rất nhiều chuyến bay quá tải tới Đà Nẵng vào thời điểm mà mọi con đường đều đổ về các điểm du lịch trong dịp 30/4-1/5. Hơn thế nữa, sân khấu chỉ có pháo hoa, thêm một vài bài hát là hết. Cả thành phố chỉ sáng bừng trong chốc lát, rồi lại trở về nhịp cũ.

Cách nào để biến lễ hội thành thương hiệu quốc tế? - Ảnh 2.

Lễ hội đường phố ở Đà Nẵng năm 2018.

Đà Nẵng ôm mộng trở thành “thành phố pháo hoa” của châu Á, nhưng so với những tên tuổi lớn khác như Busan (Hàn Quốc), Macau, Hokkaido (Nhật Bản)… với những lễ hội không chỉ lung linh pháo hoa mà còn rực rỡ tưng bừng với vô số sự kiện đi kèm, ước mong ấy dường như “ngoài tầm với”, cho dù thành phố đã rất nỗ lực đổi mới DIFC qua từng năm.

Phải đến năm 2017, khi thành phố mạnh dạn xã hội hóa, giao cho Tập đoàn Sun Group nâng tầm Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC) diễn ra trong 2 ngày thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF tưng bừng trong hai tháng, thì giấc mơ ấy mới dần thành hình hài.

Cách nào để biến lễ hội thành thương hiệu quốc tế? - Ảnh 3.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018.

Hai tháng DIFF 2017 với 5 đêm pháo hoa và sự góp mặt của 8 đội pháo đến từ những tên tuổi danh tiếng trong làng pháo hoa thế giới cùng hàng chục hoạt động bên lề sôi động, DIFF 2017 đã thực sự đánh dấu một bước ngoặt của pháo hoa Đà Nẵng, thực sự khẳng định danh hiệu “Điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á” mà World Travel Awards đã trao tặng cho nó. Sun Group đã tạo cho DIFF 2017 một mốc son, khi giúp Đà Nẵng tăng 34,5% lượng khách đến với thành phố trong hai tháng hè.

Năm thứ hai được tổ chức bởi Sun Group, DIFF 2018 với chủ đề “Huyền thoại những cây cầu” thậm chí được đánh giá quy mô hơn, hoành tráng hơn, ấn tượng hơn, từ sân khấu, các màn trình diễn nghệ thuật bởi các ngôi sao thuộc hàng “hot” cho đến pháo hoa. Thậm chí, cả các hoạt động đồng hành như Lễ diễu hành carnival đường phố năm nay cũng rực rỡ, bắt mắt và hấp dẫn hơn nhiều so với năm đầu xã hội hóa. Đà Nẵng trở thành một thỏi nam châm với du khách.

Cách nào để biến lễ hội thành thương hiệu quốc tế? - Ảnh 4.

Trình diễn nghệ thuật tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018.

Theo ông Trần Chí Cường – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng: “Trong hai tháng diễn ra Lễ hội pháo hoa, lượng khách du lịch tới Đà Nẵng đã cán mốc 1.581.558 lượt khách, tăng 25,54% so với cùng kỳ 2017. Lượng khách tăng cao, công suất phòng khách sạn trong thời gian diễn ra lễ hội luôn đạt từ 70-90%, dù Đà Nẵng đã có thêm 7.355 phòng khách sạn so với cùng kỳ năm 2017”.

Pháo hoa Đà Nẵng giống như “con ngài” đã “vũ hóa” thành công, khi có sự trợ giúp đắc lực của những nhà đầu tư như Sun Group.

Carnaval Hạ Long- đổi ngôi ngoạn mục

Nếu nói Carnaval Hạ Long chưa trở thành thương hiệu của thành phố di sản thì không hẳn. Là bởi 10 năm qua, cứ mỗi dịp tháng 4 về, thành phố biển lại tưng bừng vào hội carnaval, với những xe hoa diễu hành trên phố, những màn trình diễn nghệ thuật trên sân khấu rực rỡ ánh đèn màu. Nhưng cũng giống như cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Carnaval cũng chỉ duy nhất một đêm, không có nhiều hơn thế để cả Hạ Long phấn khích gọi đó là lễ hội.

Cách nào để biến lễ hội thành thương hiệu quốc tế? - Ảnh 5.

Carnaval Hạ Long

Và suốt gần một thập kỷ, đã có thời điểm Carnaval phải ngừng, chỉ bởi ngân sách có hạn. Cũng ngần đó thời gian, sự kiện được coi là niềm tự hào của Hạ Long vẫn chỉ dừng ở mức là sự kiện địa phương. Đưa Carnaval Hạ Long trở thành lễ hội xứng tầm quốc tế, thậm chí tạo dấu ấn riêng cho Hạ Long, Quảng Ninh như Rio De Janeiro (Brazil) là giấc mơ mà ai cũng nghĩ nó nằm ngoài tầm với, xa vời.

Năm 2018, Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Quảng Ninh mời tham gia tổ chức và nâng tầm Carnaval Hạ Long, nhân sự kiện khai mạc Năm Du lịch quốc gia Hạ Long -Quảng Ninh 2018. Lập tức, Hạ Long ghi dấu ấn mới với không chỉ du khách trong mà cả ngoài nước.

Đêm Carnaval Hạ Long 2018 diễn ra trên một sân khấu đẹp lộng lẫy tại quảng trường biển hiện đại bậc nhất Việt Nam – Sun Carnival Hạ Long – có sức chứa hơn 6000 người. Hơn 1.000 diễn viên cùng với 12 xe hoa được trang hoàng lộng lẫy khuấy động đường phố trong những vũ điệu sôi động từ hai đêm trước sự kiện chính.

Cách nào để biến lễ hội thành thương hiệu quốc tế? - Ảnh 6.

Đêm Carnaval Hạ Long 2018 đông khán giả.

Đêm 28/4 – đêm chính của Carnaval Hạ Long 2018, ba miền Nam Bắc, hàng ngàn ca sĩ nổi tiếng, diễn viên múa, người mẫu chuyên nghiệp và các đoàn nghệ sỹ quốc tế từ Ukraine, Brazil, Trung Quốc… đã tạo nên một Carnaval thực sự hoành tráng. Carnaval đã đưa người xem vào một thế giới hội hè vừa huyền bí, vừa trẻ trung với ánh sáng lộng lẫy và những vũ điệu cuồng say như muốn “đốt cháy” cả thành phố Hạ Long.

Sau một thập kỷ, Carnaval Hạ Long đã đổi ngôi, từ một sự kiện địa phương thành một sự kiện mang tầm quốc tế, và tương lai, nó hoàn toàn có thể bước từng bước tới giấc mơ Carnival Rio De Janeiro, nếu có sự chung tay góp sức của doanh nghiệp.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : DIFFĐà NẵngHạ Longlễ hộithương hiệu

Các tin liên quan đến bài viết