Tình hình dịch tại TP.HCM khá phức tạp vì chưa xác định được nguồn lây, vì vậy TP.HCM phải quyết liệt, có thể áp dụng Chỉ thị 16 tại một số địa điểm nguy cơ cao.

Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tại cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM vào sáng ngày 8/2.

Bộ trưởng Y tế: 'Chưa xác định được nguồn lây tại ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất'
Tình hình dịch tại TP.HCM khá phức tạp vì chưa xác định được nguồn lây

Tại cuộc họp, ông Long cho biết, đợt dịch này tại TP.HCM có vài điểm cần xác định. Cụ thể:

Thứ nhất, các ca lây nhiễm là nhân viên khu vực bốc xếp hành lý của sân bay Tân Sơn Nhất có thể đã xuất hiện những trường hợp trước đây tức là nhiễm trước đó nhưng không phát hiện. Ổ dịch của khu này có từ trước.

Vì vậy, có thể có thêm các trường hợp lây nhiễm trong thời gian tới.

Trong khu vực sân bay không chỉ gói gọn trong khu vực cảng hàng không mà còn mở rộng truy vết khu giao lưu của nhóm này với cộng đồng trên địa bàn.

Không chỉ truy vết 24 trường hợp nghi nhiễm mà còn truy vết tất cả nhân viên cùng làm việc khu vực sân bay. Việc truy vết này là rất lớn ngoài truy vết tại cộng đồng mặc dù có nhiễm nhưng có thể đã nhiễm mà đã khỏi

Thứ 2 khoanh vùng nhanh với những địa bàn có người nhiễm và lấy mẫu triệt để trên diện rộng lấy tất cả liên quan ca bệnh. Sau đó, sẽ thu hẹp lại khoảng cách phong tỏa. Ví dụ 1 khu phố tạm thời phong tỏa lấy mẫu toàn bộ, sau đó thu hẹp lại để đỡ ảnh hưởng đến người dân để họ ăn Tết.

“Nguy cơ lây nhiễm của thành phố phức tạp nên việc chống dịch cần nâng cao thêm 1 bước. Quan điểm của Bộ là nâng cao hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn mới có thể kiểm soát được tình hình dịch tại thành phố”, Bộ trưởng Long cho biết.

Theo PGS.TS.BS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, bệnh nhân 1979 được phát hiện khi thành phố lấy mẫu, giám sát thụ động. Sau đó đã nhanh chóng lấy nhiều mẫu ở khu vực nguy cơ và giám sát F1,F2.

Bác sĩ Lân cho biết, phần lớn các ca này không có triệu chứng. Hiện địa bàn TP.HCM rộng nên thành phố cần gấp rút kiểm soát, truy vết các trường hợp liên quan. Công tác xét nghiệm phải đặt lên hàng đầu mới phát hiện được những ca mắc sớm, giúp kiểm soát dịch bệnh.

Cần lên kế hoạch phân khu để tính lưu lượng xét nghiệm. Công suất thực hiện xet nghiệm của TP.HCM tăng nhiều hơnn thì đội ngũ lấy mẫu và công tác quản lý mẫu cũng phải tăng cường để không bị nhầm lẫn khi lấy mẫu và khi trả kết quả để xử lý nhanh.

TP.HCM cần xem xét áp dụng Chỉ thị 16

Bộ trưởng Long yêu cầu, TP.HCM nên đi từng nhà, lấy toàn bộ các mẫu xét nghiệm những nơi có ca nhiễm, F1…, khi có dương tính lập tức đưa toàn bộ gia đình đi cách ly và xét nghiệm lần 2.

“Do dịch đã lan ra cộng động, TP.HCM  phải chọn địa điểm áp dụng Chỉ thị 16, thay vì Chỉ thị 15 như hiện nay. Những nơi nguy cơ cao, có người nhiễm nên áp dụng Chỉ thị 16, có chúng ta mới đi nhanh hơn dịch. Tuy nhiên, việc áp dụng này do TP.HCM quyết, Bộ chỉ gợi ý đề xuất”, Bộ trưởng Long nêu ý kiến.

Bộ trưởng Y tế: 'Chưa xác định được nguồn lây tại ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất'
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong

Chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, cho biết qua báo cáo của HCDC và quận, huyện, tôi thấy nhận định của và gợi ý Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long là đúng và phải hành động quyết liệt.

Theo ông Phong, TP.HCM sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra nhanh, truy vết rộng xung quanh các trường hợp tại công ty bốc xếp hành lý, nơi khởi nguồn 4 ca nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất; các quận có ca nhiễm, nghi nhiễm..

“Mọi chần chừ sẽ trả giá, vì cộng đồng chúng ta phải quyết liệt phòng, chống dịch. Cán bộ chúng ta không đi khỏi thành phố, không về quê ăn Tết nếu ở xa, phải biết hy sinh trong trường hợp này”, ông Phong phát biểu.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : COVID-19dịch bệnhnguồn lâyổ dịchsân bay Tân Sơn NhấtTP HCM

Các tin liên quan đến bài viết