Lập tức lên đường dưới cái nắng gay gắt trưa tháng 5, trên con đường dẫn về trung tâm huyện Kiến Thụy, chúng tôi rẽ vào thôn Kính Trực (xã Tân Phong) rực rỡ cờ hoa chuẩn bị cho ngày hội bầu cử.

1. “Mới nghe tin Khoa làm đơn ra khỏi ngành, nhiều đêm liền tôi mất ngủ vỉ giận con”

Xe dừng lại trước một con ngõ nhỏ dẫn ra cánh đồng. Đường hẹp, chúng tôi phải đi bộ một đoạn khá dài mới tới được căn nhà tuềnh toàng, đúng hơn là túp lều trông coi đầmcủa vợ chồng Khoa nằm giữa cánh đồng thôn. Được cái, không gian khoáng đãng, gió nam mát rượi, xua đi cái nắng nóng bức bối giữa hè.

Bỏ dở công việc nhà nông đang làm giữa sân, bố mẹ Khoa ân cần mời chúng tôi vào nhà. Chúng tôi loanh quanh vừa tìm chỗ ngồi vừa tìm cách bắt chuyện với hai ông bà.

Biết chúng tôi từ lần gặp trước nhưng bố mẹ Khoa vẫn ngần ngại khi nói về cậu con trai nay đã trở nên nổi tiếng. Nhấp ngụm nước nước vối thơm nồng, chúng tôi ngập ngừng gợi chuyện.

Mấy hôm nay báo chí đưa tin nhiều về Khoa, hai bác thấy thế nào ạ? Các bác có tự hào về Khoa không?

– Ông Trịnh Minh Đơ, bố cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa đưa vạt áo lên lau mồ hôi mặt. Khuôn mặt già nua toát lên vẻ chất phác, hiền lành, khắc khổ của một lão nông. Ông không trả lời thẳng câu hỏi của chúng tôi, mà thở dài: Cách đây mấy tháng, vợ chồng tôi đã rất sốc khi biết tin con xin ra khỏi ngành. Cả dòng họ nhà tôi chỉ có mỗi Khoa là công an. Nó là niềm tự hào của cả họ. Thế mà đùng một cái nó về nhà bảo đã nộp đơn xin nghỉ việc. Tôi can ngăn, khuyên bảo thế nào nó cũng không nghe.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 3.

Tôi không hiểu việc nó làm là gì, chỉ khuyên con, có gì thì cũng phải nhẫn nhịn, phải học chữ nhẫn. Nhưng thằng Khoa nhà tôi nó ngang lắm. Nó bảo việc nó làm nó tự chịu. Giận con quá, nhiều đêm tôi mất ngủ. Chả riêng gì vợ chồng tôi, cả họ nhà tôi cũng giận nó.

– Bà Nguyễn Thị Ngân- mẹ Khoa đỡ lời chồng: Từ tết đến giờ chồng tôi còn không dám về quê gặp họ hàng. Vợ chồng tôi làm nông thuần túy, vất vả nuôi con cái khôn lớn. Thằng Khoa là anh cả, dưới nó là một em gái và một em trai nữa. Học hết cấp ba, Khoa được trúng tuyển đi nghĩa vụ công an. Cháu phấn đấu tốt nên được giữ lại ngành, được phân công công tác tại Trại giam Xuân Nguyên.

Ở đơn vị, cháu được cấp trên tạo điều kiện, bố trí cho đi học trung cấp. Sau đó nó lại phấn đấu học liên thông đại học cảnh sát. Gia đình tôi khó khăn, tôi bị u tủy, đau ốm thường xuyênkhông giúp gì được cho con, nó phải tự lực cánh sinh. Mấy năm trời vừa công tác, vừa đeo đuổi việc học hành tận trên Hà Nội, đi lại vất vả mà nó vẫn quyết tâm vượt qua. Thấy con trưởng thành, vợ chồng tôi mừng lắm. Gia đình tôi và vợ con nó lại càng mừng hơn khi nó được chuyển công tác  về công an quận Đồ Sơn cho gần nhà. Cũng mới chỉ được hai năm nay…

Giọng bà Ngân nghẹn lại, đôi mắt già nua ngân ngấn nước. Chúng tôi vội xen ngang, mong giúp bà bớt xúc động: Nhưng xã hội rất cần có những người dũng cảm như anh ấy, dám hy sinh lợi ích cá nhân, dám đấu tranh chống tiêu cực…

– Bà Ngân kéo tay áo chấm lên mắt, tiếp lời: Vâng, mấy hôm nay thấy báo đài đưa tin, vợ chồng tôi mới biết việc nó làm. Tôi cũng mừng cho con vì nó đã thành công nhưng chúng tôi cũng lo lắm. Bao nhiêu người bị bắt, quyền lợi, miếng ăn của họ bị mất, họ sẽ tìm cách trả thù. Công việc đang ổn định, lương tháng mười mấy triệu, giờ mất việc rồi, nửa năm nay nó cũng chưa đi làm gì, ba đứa con đang tuổi ăn,  tuổi lớn, học hành… Chả biết rồi nó sẽ tính sao.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 4.

2. “Nó làm việc động trời như thế, không ra khỏi ngành cũng có khi bị kỷ luật”

Việc các bác lo Khoa bị trả thù hai bác cứ yên tâm. Hiện nay cấp trên đã có biện pháp bảo vệ an toàn cho Khoa và gia đình bác theo quy định bảo vệ người tố cáo. Lúc này, Khoa cần gia đình cảm thông và là chỗ dựa tinh thần cho anh ấy – chúng tôi động viên ông bà.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 6.

– Ông Đơ cất tiếng, giọng đã có phần phấn chấn hơn trước: Vâng. Thì đất không chịu trời thì trời phải chịu đất chứ giờ biết làm sao. Nhưng nói gì thì nói, em nó phải bỏ ngành công an, gia đình tôi vẫn tiếc lắm. Bao nhiêu năm phấn đấu, học hành. Tôi là bố nó, tôi biết. Nó yêu ngành công an từ bé. Khi được vào ngành, nó phấn đấu ghê lắm. Ở đâu nó cũng là người làm được việc nên được anh em quý mến.

Hôm nó mới nộp đơn xin ra khỏi ngành, mấy anh ở đơn vị cũng về nhà tôi. Các anh ấy động viên Khoa, rồi nói cả tôi động viên em nó rút đơn. Giờ thì tôi biết là con tôi nó cũng không muốn ra khỏi ngành đâu nhưng việc nó làm động trời như thế, nó mà không ra khỏi ngành thì cũng sẽ dễ bị kỷ luật (?).

Vậy nếu giả thiết, bây giờ Công an Hải Phòng, hay Bộ Công an tuyển dụng lại Khoa thì gia đình bác thấy sao ạ?

-Bà Ngân hồ hởiĐược thế thì tốt quá chứ. Việc của em Khoa làm đã có kết quả rồi. Nhiều người làm sai đã bị bắt rồi. Thế là chứng minh nó làm đúng. Làm đúng mà phải mất việc thì quá thiệt thòi cho nó. Cho nên, vợ chồng tôi vẫn mong được Đảng và nhà nước quan tâm để em nó được trở lại công tác, tiếp tục cống hiến cho ngành công an. Nó là đứa gan lắm. Nhiều lần tôi biết, có những đứa bị nó bắt, phải đi tù, khi ra tù còn tìm đến tận nhà tôi để đe dọa, nhưng nó không sợ.

Nó là đứa đam mê công việc, đêm hôm lặn lội, gần xa không quản. Có lần, phải đi Nam Định đột xuất, hết tiền đi đường, nó còn “vay” của con gái con lợn đất lấy mấy triệu tiền mừng tuổi của con để đi công tác. Số tiền đấy, giờ còn chưa trả cho con…

Nhưng nếu nguyện vọng đó của gia đình tôi không được toại nguyện thì cũng không sao. Khoa đã làm được việc lớn, có ý nghĩa trong cuộc đời nó. Giờ thì gia đình tôi tự hào về con và luôn là chỗ dựa để Khoa yên tâm khi trở về. Là công an bao nhiêu năm, tài sản của Khoa không có gì, bây giờ cũng vẫn vậy.

3. “Em Khoa được công đồng yêu thương, gia đình tôi cũng được an ủi”

Khoa bị thiệt thòi, hy sinh quyền lợi bản thân, nhưng bây giờ anh ấy đã có tình cảm lớn của cả cộng đồng. Đó cũng là tài sản lớn mà không phải ai cũng có may mắn, có bản lĩnh để có được.Như hai bác thấy đấy, trên cộng đồng mạng, rất nhiều người khâm phục Khoa, gọi anh ấy là người hùng đấy ạ!

 Bà Ngân tâm sự: Người hùng gì đâu. Bà con hàng xóm quan tâm, hỏi về nó, tôi chỉ bảo, thằng Khoa nhà tôi nó là thằng gàn, thằng khùng.

Đúng là những ngày này, nhiều người quan tâm, gọi điện hỏi han, chia sẻ, động viên. Em Khoa giờ đã có được tình cảm cộng đồng yêu thương, gia đình tôi cũng được an ủi phần nào.

Nhưng ở đời cũng không tránh khỏi nhiều người đố kỵ. Nhiều người cũng ý kiến thế này thế nọ. Nhưng thôi, miệng lưỡi thế gian, họ nói sao là quyền của họ. Kệ thôi.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 8.

Bà Ngân vừa nói xong, vừa xin lỗi chúng tôi đứng lên để nghe điện thoại. Câu chuyện của chúng tôi với gia đình Khoa liên tục bị ngắt quãng bởi điện thoại của mọi người gọi đến cho ông bà Ngân, hỏi han chuyện về Khoa. Rồi nhiều lúc, gia đình phải dừng lại để tiếp đón những đoàn khách tìm đến tận nơi trực tiếp hỏi thăm Khoa.

Nghe giới thiệu chúng tôi được biết, có những người là bạn của Khoa từ thời thanh mai trúc mã, có người là bạn học, nhưng cũng không ít người lần đầu gặp mặt Khoa và bố mẹ anh. Họ tìm đến anh vì đọc báo, xem tivi, cảm phục anh mà đến để gặp trực tiếp “người hùng” của họ bằng xương bằng thịt. Chủ, khách gặp nhau, tay bắt mặt mừng cứ như đã quen biết, thân thiết nhau từ lâu.

Từng đoàn, từng tốp, hết tốp này đến tốp khác kéo đến ngôi nhà nhỏ giữa đồng để gặp Khoa, khiến cái xóm nhỏ heo hút bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường. Chứng kiến tình cảm của người dân dành cho Khoa, những người cầm bút chúng tôi không khỏi nghẹn ngào xúc động.

Cảm động nhất là hình ảnh hai cụ (cụ ông ngoài 90 tuổi, cụ bà cũng gần 80 tuổi) dò dẫm từng bước trên con đường gập ghềnh sỏi đá để đến gặp Khoa. Nhà hai cụ ở tận trên trung tâm thành phố, cách xa gần 20 ki-lô-mét. Đọc được những bài báo viết về Khoa, hai cụ nằng nặc đòi con trai mình chở đến để gặp anh.

Vừa gặp Khoa, cụ ông thì ân cần bắt tay, xoa xuýt lên khuôn mặt Khoa, cụ bà thì không ngớt lời khen ngợi  Khoa. “Quý lắm”, “hiếm lắm”, “cẩn thận con nhé”, “con cứ yên tâm, ông trời có mắt”… là những lời lẽ cụ bà dành cho Khoa.

4. “Anh Khoa nghỉ việc nên bây giờ em là lao động chính trongg nhà”

Gần 8h tối, chị Trần Thị Hương- vợ cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa mới đi làm về. Khoa đã nói cho chúng tôi biết, Hươnglàm nghề giao hàng mà dân ta giờ quen gọi là shipper. 

Thấy một phụ nữ đi xe, chở thùng hàng phía sau rẽ vào ngõ, chúng tôi đã đoán ra đó là vợ Khoa. Chúng tôi vội đứng dậy, chạy ra muốn chụp một kiểu ảnh khi em trên đường, nhưng Hương đã phi thẳng vào sân. Trước mặt chúng tôi giờ là Hương với gương mặt khá trẻ trung và xinh đẹp, nhưng nước da rám nắng, thân hình mảnh mai có lẽ do công việc vất vả, chạy xe từ sáng sớm tới tối mịt.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 10.

– Chào em nhé, sao đi làm về muộn thế? – Chúng tôi hỏi.

– Muộn gì đâu, hôm nay là còn sớm đấy- bà Ngân đi ngang qua đỡ lời con dâu.

Vừa giới thiệu làm quen với Hương, chúng tôi vừa tranh thủ hỏi về công việc, thu nhập của Hương ra sao? Hương khá cởi mở trả lời:

– Việc của em thì anh chị biết đấy, vất lắm. Chạy trên đường suốt. Thu nhập thì cũng không cố định, phụ thuộc vào đơn hàng. Những ngày dịch Covid-19, các đơn hàng tăng lên, thu nhập có tăng chút nhưng thời gian chạy xe trên đường nhiều hơn. Hầu như ngày nào về đến nhà cũng tối mịt như thế này đấy ạ. Con cái toàn phải nhờ vào ông bà nội trông nom.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 11.

Vừa nãy ông bà nói với bọn chị là rất sốc và giận chồng em vì khi xin ra khỏi ngành mà ông bà không biết, không ngăn được.Còn em thì sao, ra khỏi ngành là việc hệ trọng thế Khoa có bàn bạc với vợ không?

– Hương bày tỏ: Không hề anh chị ạ. Em cũng hoàn toàn bất ngờ. Anh ý chỉ nói cho em là sẽ ra khỏi ngành chứ cũng không giải thích vì sao. Em cũng như bố mẹ, chỉ biết rõ ngọn ngành khi mọi việc được đăng lên báo thôi.

Anh chị thấy đấy, giờ anh ấy chưa có việc gì làm, em thành lao động chính trong nhà. Vất vả nhưng cũng phải cố gắng. Em mong mọi việc nhanh chóng kết thúc để chồng em tìm được công việc phù hợp, gia đình em ổn định cuộc sống.

Em có tiếc không khi có người gợi ý, nếu chồng em im lặng thì sẽ được hưởng một khoản lợi lớn?

– Hương quả quyết trả lời ngay, không cần suy nghĩ: Có phải của mình đâu mà tiếc hả anh chị. Chồng em luôn động viên em, anh ấy còn đùa, “cứ yên tâm, nghèo thì lâu chứ giàu mấy chốc”. Bao nhiêu năm anh ấy trong ngành công an, nhiều khi tiền vẫn không đủ tiêu, nhà chưa có, chúng em vẫn phải nhờ vào bố mẹ giúp đỡ.

Cái nhà này cũng là ông bà dựng ra để vợ chồng em ở tạm, chăn nuôi con vịt, con cá để có thêm thu nhập. Nhưng em xác định rồi, giàu nghèo có số, chỉ cần vợ chồng vui vẻ, con cái mạnh khỏe, ngoan ngoãn là em hạnh phúc rồi.

– Xin cảm ơn hai bác và cảm ơn Hương và Khoa. Chúc gia đình mình luôn vững vàng, luôn sát cạnh và là chỗ dựa tinh thần quý giá cho Trịnh Văn Khoa trong những lúc như thế này.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 12.

Chúng tôi nhìn lại một lượt căn nhà của vợ chồng cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa. Gian nhà cấp 4 dựng tạm, khoảng trên dưới ba chục mét vuông được chia làm đôi, một phần để làm “phòng khách”, còn 1 phần làm “phòng ngủ” kê độc một chiếc giường của vợ chồng Khoa và 3 đứa nhỏ. Trong nhà, không có vật gì đáng giá. Ngay cả nơi được coi là “phòng khách” cũng không có lấy bộ bàn ghế để kê. Mọi người đến chơi, Khoa trải chiếu giữa nhà mời ngồi uống nước.

Phía sau gian nhà chính, có gian bếp và công trình phụ. Chúng tôi ái ngại nhìn các vật dụng phục vụ cuộc sống,  sinh hoạt, bữa ăn hàng ngày của vợ chồng Khoa cũ kỹ, mốc meo. Điều đó nói lên một điều, chủ nhân của chúng rất ít khi sử dụng.

Như đoán được suy nghĩ của chúng tôi, bà Ngân chép miệng: “Anh chị thấy đấy, vợ chồng nó đi tối ngày, con cái vứt ông bà trông (vợ chồng Khoa có ba người con, 2 gái, 1 trai. Cháu bé nhất năm nay mới 3 tuổi- NV), đến cơm nước chúng nó cũng không có thời gian nấu vì 8-9 giờ tối mới về đến nhà. Thương các cháu, vợ chồng tôi lại đành nấu cơm cho chúng nó ăn một thể. Thôi thì nước mắt chảy xuôi.”

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 13.

Với “gia tài” này, thực sự ít ai nghĩ, 19 năm công tác trong ngành Công an, đã mang quân hàm đến cấp bậc thiếu tá mà gia đình anh vẫn sống một cuộc sống đơn sơ, nghèo khó đến vậy.

Chia tay gia đình Khoa, bắt tay anh thật chặt để động viên, trong thâm tâm chúng tôi nghĩ rằng, ngành công an nói riêng, đất nước nói chung và người dân rất cần một cán bộ chiến sỹ như anh, tâm huyết với nghề, dũng cảm đối diện với khó khăn, sẵn sàng hy sinh để đấu tranh vì chính nghĩa.

Và, cũng như bố mẹ Khoa, chúng tôi cũng mong muốn ngành công an sẽ có cơ chế đặc biệt để tuyển dụng lại người chiến sỹ của mình, bởi Khoa không hề muốn rời bỏ đội ngũ. Việc Khoa xin ra khỏi ngành chỉ là bất đắc dĩ để không vướng vào quy định không được khiếu kiện vượt cấp mà thôi…

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 13.

Ngày 14/5, Dân Việt là tờ báo đầu tiên tiếp cận và phỏng vấn trực tiếp được cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa khi ngày 10/5,Cơ quan điều tra – Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thông báo việc khởi tố bị can, tạm giam đối với 3 cán bộ Công an quận Đồ Sơn vì đã có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ ánsau khi có đơn tố cáo của ông Khoa.

Bài báo “Hải Phòng: Thiếu tá công an dũng cảm tố cáo sai phạm tại Công an Đồ Sơn nói gì?” (sau đổi thành Cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: Tôi tố cáo sai phạm không phải để hạ người này, đấu người kia – NV) của phóng viên Nguyễn Đại (báo Dân Việt) khi đó đã có hàng trăm lượt chia sẻ trên mạng xã hội cũng như nhận được cả nghìn bình luận của bạn đọc, đa phần đều bày tỏ sự đồng tình và cảm phục trước hành động dũng cảm và chính trực của cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa.

Để bạn đọc tiện theo dõi và có cái nhìn toàn cảnh về vụ việc, chúng tôi xin phép đăng tải lại toàn bộ nội dung bài phỏng vấn đó.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 14.

“Sau nhiều đêm trăn trở, tôi quyết định xin ra khỏi ngành và tố cáo những sai phạm ở Công an quận Đồ Sơn. Ra khỏi ngành tôi biết sẽ rất thiệt thòi, nhưng vì danh dự và lòng tự trọng, tôi không thể đồng lõa với những sai phạm”– đó là chia sẻ của cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa với PV Dân Việt.

Liên quan đến vụ việc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao khởi tố và bắt giam một số cán bộ, chiến sĩ công an quận Đồ Sơn (Hải Phòng), sáng ngày 14/5, PV báo Dân Việt đã có cuộc trao đổi với cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa – người đã dũng cảm tố cáo những sai phạm ở Công an quận Đồ Sơn.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 15.

PV Nguyễn Đại: Xin ông cho biết vì sao ông lại tố cáo những sai phạm ở Công an quận Đồ Sơn nơi chính ông từng công tác?

– Cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa: Bởi vì những sai phạm ở Công an quận Đồ Sơn là rất nghiêm trọng, thể hiện sự coi thường pháp luật của những người thực thi pháp luật ở đây.

Xin ông cho biết cụ thể Công an quận Đồ Sơn đã có những sai phạm gì?

– Tôi công tác ở đội phòng chống ma túy của quận Đồ Sơn, hàng tháng hàng quý được cấp trên giao chỉ tiêu bắt những người sử dụng tàng trữ trái phép chất ma túy. Tuy vậy có vụ việc anh em bắt xong nhưng họ lại thả, không xử lý đối tượng mặc dù những đối tượng trên đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Điển hình là vụ việc: Vào rạng sáng ngày 13/11/2020, các cán bộ chiến sĩ của Đội Điều tra tổng hợp và Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an quận Đồ Sơn kiểm tra thực hiện kiểm tra đột xuất 1 quán karaoke trên địa bàn tổ dân phố Trung Nghĩa, phường Hợp Đức (quận Đồ Sơn) và phát hiện 28 người có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy. Tại hiện trường, công an thu được một số viên màu hồng và bột trắng nghi là ketamine.

Sau khi thu giữ tang vật, lập biên bản hiện trường, đến 6 giờ cùng ngày, 28 đối tượng được đưa về công an quận Đồ Sơn để lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, 25/28 đối tượng dương tính với ma túy. Các cán bộ công an tiếp tục lấy lời khai, điều tra vụ việc.

Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều ngày 13/11, thiếu tá Cường, Phó đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, đãchỉ đạo tôi dừng lấy lời khai để những người bị tạm giữ gọi điện cho người thân. Bắt đầu từ tối đến 22 giờ 30 phút ngày 13/11, lần lượt toàn bộ những người bị bắt giữ được cho về.

Thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tôi đã làm đơn tố cáo vụ việc tới Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Trước khi tố cáo ông đã xin ra khỏi ngành, tại sao ông phải làm vậy?

– Tôi xin ra khỏi ngành bởi vì không thể chịu được những sai phạm của những người thực thi pháp luật ở đây. Sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ tôi quyết định xin ra khỏi ngành. Tôi biết khi xin ra khỏi ngành cuộc sống của tôi sẽ có chút khó khăn, vì lương thiếu tá 13 triệu đồng/tháng của tôi là một khoản thu nhập mơ ước của nhiều người, đủ để nuôi sống gia đình. Nhưng vì danh dự và lòng tự trọng tôi quyết định xin ra khỏi ngành và làm đơn tố cáo.

Khi tố cáo ông có sợ bị trả thù hay không?

– Tôi cũng có nghĩ đến việc này, nhưng không vì thế mà lại chịu đồng lõa với những sai phạm bởi đất nước còn có kỷ cương, có pháp luật. Tôi tin chắc chắn pháp luật sẽ bảo vệ tôi.

Sau khi nhiều cán bộ công an bị bắt dư luận cho rằng đây là đấu đá nội bộ ở cơ quan ông có ý kiến gì về vấn đề này?

– Tôi chỉ là người lính, không có chức vụ quyền hạn, tôi làm việc này không phải hạ người này, đấu tố người kia vì tôi không có thẩm quyền để làm việc này. Đơn giản vì họ làm sai nên tôi tố cáo những sai phạm của họ, đây cũng là bài họ cảnh tỉnh cho những nơi đâu đó để xảy ra những sai phạm tương tự.

Xin cảm ơn ông!

Trước đó, như Dân Việt đưa tin, ngày 10/5, tại trụ sở Công an quận Đồ Sơn, Cơ quan điều tra – Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao triển khai thông báo về việc khởi tố bị can, tạm giam đối với 3 cán bộ Công an quận Đồ Sơn, gồm: Trung tá Đinh Đình Việt (Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự – kinh tế – ma túy); Thượng úy Đỗ Hữu Dũng (Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) và Thượng úy Nguyễn Viết Công (Cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội).

Trong quá trình giải quyết vụ việc có dấu hiệu “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” tại quán Karaoke Hải Sơn 86 phường Hợp Đức, Đồ Sơn, Hải Phòng vào ngày 13/11/2020, các bị can đã có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ việc.

Đây là kết quả việc giải quyết đơn tố cáo của nguyên Thiếu tá Trịnh Văn Khoa- cán bộ điều tra thuộc Đội  Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự – kinh tế – ma túy CA quận Đồ Sơn. Trước khi gửi đơn tố cáo đến Thanh tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thiếu tá Trịnh Văn Khoa đã có đơn xin ra khỏi ngành và được Công an Thành phố Hải Phòng phê duyệt.

Bố mẹ cựu thiếu tá công an Trịnh Văn Khoa: “Gia đình tôi tiếc và lo lắm, nhưng rất tự hào về Khoa” - Ảnh 16.

Ngày 19/5, PV Báo Dân Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với Thiếu tướng Vũ Thanh Chương – Giám đốc công an Hải Phòng và lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng về việc có khen thưởng hay không đối với cựu thiếu tá Trịnh Văn Khoa sau khi ông Khoa đã dũng cảm đứng lên viết đơn tố cáo hành vi tiêu cực của một số cán bộ công an Đồ Sơn.

Trả lời câu hỏi của PV Dân Việt, Thiếu tướng Vũ Thanh Chương cho biết, do thiếu tá Trịnh Văn Khoa đã xin ra khỏi ngành công an, hiện không còn là quân số của Công an Hải Phòng nên việc khen thưởng không thuộc thẩm quyền của Công an Hải Phòng. “Theo tôi, đơn vị khen thưởng có thể là cơ quan phòng chống tham nhũng trung ương”- Thiếu tướng Vũ Thanh Chương nói.

Còn một vị lãnh đạo của UBND TP.Hải Phòng chia sẻ với PV, qua theo dõi thông tin từ báo chí, lãnh đạo UBND TP đã nắm được sự việc. “Ngay sau khi các cơ quan chức năng kết thúc quá trình điều tra, xử lý vụ việc tại Công an quận Đồ Sơn, nếu đúng là thiếu tá Khoa có thành tích phòng chống tham nhũng, UBND TP.Hải Phòng sẽ khen thưởng cho ông Khoa”- vị lãnh đạo này nói.

Theo Dân việt

Từ khóa : thiếu tá công an tố cáothiếu tta Trịnh Văn Khoatố cáo

Các tin liên quan đến bài viết