Dù đường đã đẹp nhưng phong tục dùng ngựa rước cô dâu là phong tục lâu đời tại đây |
Phong tục cưới xin của người Phù Lá có nhiều nghi lễ độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc. Với chùm ảnh này, tác giả đã ghi lại khoảnh khắc một đám cưới vô cùng đặc biệt còn giữ được nguyên bản sắc dân tộc Phù Lá tại thôn Bản Tà, xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương. Đám cưới của đôi trai gái dân tộc Phù Lá đến tuổi được tự do yêu đương, không bị cha mẹ ép hôn. Khi đã tìm được người mình yêu thương và quyết định đi tới hôn nhân. Sau khi người con gái đã ưng thuận, người con trai có thể ngủ lại nhà cô gái. Sau đó chàng trai về nhà và xin ý kiến của bố mẹ, nếu đồng ý bố mẹ của chàng trai sẽ mời ông mối đến thưa chuyện. Khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, ông thầy mối đi trước đoàn người mang hành lý đi sau. Khi đến nhà gái, hai ông thầy mối của nhà trai và nhà gái bắt đầu nói chuyện, mời đại diện nhà gái lên nhận lễ vật. Đám cưới người Phù Lá diễn ra 3 hôm, hôm đầu tiên là công việc chuẩn bị của cả nhà trai và nhà gái. Hôm thứ 2 là cưới nhà gái. Hôm cuối cô dâu về nhà chồng thì bên nhà trai cưới. Đám cưới nơi đây thật độc đáo và thú vị. Và nếu một lần đến với Mường Khương, bạn sẽ có những cảm nhận về sự đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi đây.
Nhà trai mổ lợn, chuẩn bị mang 100kg thịt đến nhà gái |
Bên nhà trai chuẩn bị cơm nước |
Nhà trai đưa đồ lễ gồm 6 người mang rượu thịt để nhà gái tổ chức lễ cưới mời anh em họ hàng trong làng tới dự đám cưới |
Phong tục té nước của nhà gái vào đoàn nhà trai với mong muốn hai vợ chồng hạnh phúc |
Nhà trai bàn giao rượu và thịt lợn cho nhà gái |
Ngày thứ hai, đoàn nhà trai mang lễ vật đến và dự cưới bên nhà gái |
Đoàn nhà gái té nước làm lễ cho nhà trai |
Họ hàng ăn uống vui vẻ |
Giao lễ vật |
Thầy cúng làm lễ |
Chuẩn bị trang phục cho cô dâu |
Cô dâu được bế lên ngựa để về nhà trai |
Chú rể quỳ làm lễ khi hai vợ chồng về nhà trai |
Chú rể cởi khăn bịt mặt cho cô dâu |
Đám cưới tổ chức tại nhà trai rất vui vẻ |
Nguồn: tuoitre.vn