Ông Trịnh Xuân Thanh là trường hợp khiến dư luận đặt rất nhiều vấn đề về việc đánh giá, thẩm định, quy hoạch, giới thiệu cán bộ |
Điểm đáng chú ý nhất trong kết luận số 12 là sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quản lý đối với nguồn nhân sự tại chỗ.
Phân tích, so sánh giữa quy trình “3 bước” và “5 bước”
Phân tích của chuyên gia am hiểm về công tác cán bộ cho thấy quy định trước đây của Bộ Chính trị thì có 3 bước, bao gồm: Bước 1: Họp ban thường vụ xin chủ trương và chốt danh sách. Bước 2: Lấy ý kiến trong hội nghị cán bộ chủ chốt. Bước 3: Tổ chức hội nghị ban chấp hành về công tác cán bộ. Trong nhiều năm qua, việc thực hiện quy trình 3 bước đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. “Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy trình 3 bước đã bộc lộ những hạn chế như: chưa thể hiện thật rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu (hội nghị cán bộ chủ chốt không quy định số người dự bao nhiêu là hợp lệ, kết quả phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của ban cán sự…)” – vị lãnh đạo Ban Tổ chức trung ương phân tích. Trong quy trình 5 bước thì bước 2 và bước 3 là những bước mới, quan trọng, mở rộng dân chủ. Ban chấp hành được thảo luận quy trình, giới thiệu nhân sự rộng hơn, tạo được sự đồng thuận. Sau khi có kết quả ban chấp hành giới thiệu, ban thường vụ mới họp. Khi đó, ban thường vụ bỏ phiếu giới thiệu ai là đã có cơ sở. Với cách làm này tạo sự tập trung cao, phản ánh đúng nguyện vọng của ban chấp hành. “Như vậy, quy trình 5 bước có ưu điểm nổi bật là: phát huy dân chủ hơn, khách quan, minh bạch, thấu đáo, kỹ càng, bảo đảm sự chặt chẽ, tạo sự đồng thuận trong công tác chuẩn bị nhân sự” – vị này nói. |
Nguồn: tuoitre.vn