Có hay không biến tướng tín dụng đen trong các ứng dụng cho vay trực tuyến, khoảng trống pháp lý nào khiến loại hình mới đầy rủi ro này có đất tồn tại?

Ứng dụng quảng cáo cho vay dễ dàng, vài phút nhận tiền, vì thế, nhiều người ‘tặc lưỡi’ rồi sa vào con đường vay nặng lãi, kêu trời mà không rút chân ra được.

Nở rộ cho vay trực tuyến qua ứng dụng

Chỉ cần gõ cụm từ “vay tiền qua app” hoặc “vay online” sẽ lập tức hiện lên hàng loạt kết quả. Hiện nay có khoảng từ 50 – 60 ứng dụng cho vay trực tuyến. Các ứng dụng vay tiền yêu cầu người vay tạo một tài khoản bằng cách cung cấp các thông tin cá nhân gồm: hình ảnh, số CMND, hình CMND, số tài khoản ngân hàng và đồng ý các điều khoản trên hợp đồng điện tử do ứng dụng soạn sẵn, trong đó có điều khoản, buộc người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên điện thoại di động.

Biến tướng tín dụng đen trong các ứng dụng cho vay trực tuyến

Hệ lụy vay tiền qua ứng dụng điện thoại

Ứng dụng quảng cáo cho vay dễ dàng, vài phút nhận tiền đã khiến nhiều người ‘tặc lưỡi’ rồi sa vào con đường vay nặng lãi, kêu trời mà không rút chân ra được. Một khi cho phép ứng dụng truy cập vào danh bạ của người vay thì có nghĩa những kẻ ẩn sau ứng dụng này sẽ biết hết bạn bè và người thân, đồng nghiệp của người vay. Chúng sẽ dùng chính những mối quan hệ này để đe dọa người vay nếu không trả nợ đúng hạn. Nhiều người đã phải “cầu cứu” khi bị đòi nợ theo kiểu xã hội đen.

Đã có những trường hợp do chịu không nổi với những khoản nợ số tiền lãi lên quá cao và hình ảnh của bản thân bị bêu riếu trên mạng xã hội, nạn nhân đã uống thuốc trừ sâu tự tử. Nhưng may mắn được người nhà phát hiện và cứu chữa kịp thời.

Cho vay qua ứng dụng chưa cấp phép là bất hợp pháp

Biến tướng tín dụng đen trong các ứng dụng cho vay trực tuyến

Vay qua ứng dụng hay cho vay ngang hàng P2P lending là cách cho vay trực tiếp giữa người cho vay với người vay thông qua nền tảng công nghệ kết nối trực tuyến mà không có sự tham gia của các tổ chức tín dụng, được triển khai phổ biến tại Mỹ hay Nhật Bản.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước nhiều lần khẳng định: pháp luật hiện nay chưa có quy định về hoạt động này. Bất kỳ tổ chức tài chính nào muốn thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như huy động và cho vay, bao gồm các hình thức huy động và cho vay qua app, buộc phải có giấy phép hoạt động của NHNN. Chính vì vậy, những ứng dụng thực hiện huy động và cho vay khi chưa được cấp phép đều là hoạt động không hợp pháp. Việc hoạt động ngân hàng không có giấy phép sẽ bị phạt từ 400 triệu – 500 triệu đồng cùng hàng loạt hình thức phạt bổ sung khác.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : điện thoạiứng dụng điện thoạivay tín dụng đen

Các tin liên quan đến bài viết