Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội (TGXH) giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tiếp tục khẳng định bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 

 

Mục tiêu của đề án trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Quan điểm của đề án là TGXH phải đa dạng về mô hình, toàn diện cả vật chất và tinh thần phù hợp với vòng đời con người, có tính chia sẻ giữa nhà nước, xã hội và người dân; bảo đảm người dân gặp rủi ro được hỗ trợ kịp thời từ nhà nước, các tổ chức và cộng đồng; phát triển mạng lưới các cơ sở TGXH. Bên cạnh đó, TGXH phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước, xu hướng quốc tế và từng bước tiếp cận với mức sống tối thiểu trong từng thời kỳ; ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, người sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

 

Đề án xác định mục tiêu trong giai đoạn 2017-2020: 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời, mở rộng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của nhà nước sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp xã hội; 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cấp dịch vụ TGXH phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ TGXH toàn diện.
Bên cạnh đó, đề án còn đưa ra mục tiêu thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 8 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để hiện thực mục tiêu. Trong đó, nhấn mạnh đến giải pháp tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về TGXH, vận động xã hội nhằm thay đổi cách TGXH theo hướng tiên tiến, hiệu quả, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng được thụ hưởng chính sách. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng theo mục tiêu của đề án. Xây dựng mô hình cơ sở cung cấp dịch vụ TGXH toàn diện, hướng đến năm 2030 cứ 5.000 người dân có một nhân viên công tác xã hội, TGXH chuyên nghiệp…

TT.THCB

Từ khóa : mô hình

Các tin liên quan đến bài viết