Có những trường mỗi năm nhận 1.200 hồ sơ mà chỉ tuyển 260 thì có hỗ trợ cho các trường này không, có cần thiết như thế không? 

Sáng nay, 12/9, UB Thường vụ QH cho ý kiến luật Giáo dục sửa đổi. Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển băn khoăn về việc dự luật sửa đổi ban hành them một số chính sách thì dự toán bao nhiêu kinh phí trong tình hình ngân sách đang eo hẹp, bội chi cao, nợ công tăng?

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng hỏi: “Tác động của chính sách mới đối với ngân sách nhà nước như thế nào trong khi ngân sách dành cho giáo dục vẫn giới hạn 20%?

Bà cũng quan tâm đến việc nâng chuẩn đào tạo giáo viên mần non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng, vậy hệ thống trường trung cấp sư phạm có tồn tại không? Bộ đã tính đến bai toán biên chế giáo viên, đánh giá tác động toàn bộ hệ thống trường trung cấp sư phạm như thế nào?

Nâng chuẩn giáo viên mầm non: Tốn khoảng 117 tỷ, 8 năm hoàn thành

Trả lời, Bộ trưởng GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, khi sửa luật Giáo dục từ một số điều sang sửa toàn diện, có 2 nội dung chúng tôi cân nhắc kỹ Đó là chính sách miễn học phí cho trẻ em 5 tuổi và THCS và chính sách hỗ trợ cho các đối tượng ngoài công lập.

Băn khoăn miễn học phí THCS
Bộ trưởng GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ

“Báo cáo tác động có phân tích, trong số tiền để dành miễn học phí và đánh giá tác động cấp hỗ trợ cho đối tượng ngoài công lập nằm trong 20% NSNN”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Về chi phí lộ trình nâng chuẩn cho giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học, ông Nhạ cho hay, Bộ GD-ĐT tính toán mỗi một năm mất khoảng 117 tỷ đồng, thực hiện đến năm 2026 và mức này có thể cân đối được.

Theo Bộ trưởng GD – ĐT, khi thực hiện chính sách nâng chuẩn giáo viên mầm non thì các trường trung cấp mần non không còn nữa. Hiện nay, hệ thống đào tạo giáo viên ngay các trường đại học, cao đẵng đã có tới cấp mần non rồi.

Đây là lộ trình sắp xếp lại mạng lưới sư phạm và vấn đề tính toán dôi dư sáp nhập tác động không lớn, phù hợp với lộ trình và quy hoạch mạng lưới trường sư phạm.

Cụ thể, đối với số giáo viên mầm non đạt chuẩn từ cao đẳng hiện có hơn 100.000. Đối với giáo viên mầm non trình độ trung cấp còn tuổi thì đào tạo bồi dưỡng bổ sung, không còn tuổi thì có chính sách nghỉ sớm.

Bộ trưởng GD – ĐT khẳng định: “Trong 6 năm, có thể nâng chuẩn giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng thậm chí là đại học”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, đây là việc cần thiết và cần xem xét gắn với quy hoạch hệ thống các trường sư phạm, hệ thống các trường ĐH, trong đó nhiều trường ĐH ở địa phương được nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm.

Trả lời về chính sách tài chính trong giáo dục phổ thông nói chung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết một nguyên lý của giáo dục phổ thông trên thế giới là nhà nước lo phần giáo dục căn bản, phổ cập. Phần bồi dưỡng tài năng, năng khiếu đặc biệt có sự tham gia nhiều của xã hội, còn phân khúc giáo dục chất lượng cao ở các nước chủ yếu do các trường được thành lập bởi tư nhân.

Trong khi đó, tại Việt Nam các trường chuyên, lớp chọn, giáo dục chất lượng cao hầu hết đều thuộc công lập nên chi ngân sách cho giáo dục chiếm tới 20% nhưng chi thường xuyên, tiền lương cơ bản đã lên đến 80-90%.

“Việc sửa luật lần này cần huy động thêm nguồn lực xã hội vào các trường phổ thông, nhưng không thể tư nhân hoá, bằng cách giao tự chủ, tự quản trị trong các trường phổ thông bảo đảm mọi trẻ em đều có cơ hội đi học, nhất là trong diện phổ cập”, Phó Thủ tướng nói.

Băn khoăn miễn học phí THCS
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Đối với việc miễn học phí, ông Đam cho hay, ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện ở cấp học được phổ cập. Còn tại Việt Nam, hiện chúng ta đã hoàn thành phổ cập THCS và đang có lộ trình hoàn thành phổ cập THPT, tuy nhiên mới chỉ miễn học phí bậc tiểu học.

Phó Thủ tướng cho biết vấn đề này đã được đưa ra bàn nhiều lần trong Chính phủ và đi đến quyết định trình UB Thường vụ QH về nguyên tắc miễn học phí. Còn lộ trình thực hiện tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và khả năng cân đối ngân sách, nhưng không vượt quá 20% chi ngân sách cho giáo dục.

Không nên miễn học phí đại trà

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển bày tỏ đồng tình của Phó Thủ tướng là phải có lộ trình nhưng lại chưa thấy Chính phủ trình lộ trình là thế nào?

Phó Chủ tịch QH lưu ý, nếu chúng ta mở hết tất cả thì có nên không, nên chăng chỉ nên miễn học phí ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. “Chúng ta mở rộng cả tư thục thì sao, phải có sự phân tầng”, ông băn khoăn.

Băn khoăn miễn học phí THCS
Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển

Ông cũng bày tỏ chưa đồng tình lắm với việc miễn học phí toàn bộ THCS, hỗ trợ cả trường ở thành phố lớn, những trường đóng góp 7-8 triệu/tháng mà còn phải xếp hàng mới được vào.

“Có những trường mỗi năm nhận 1.200 hồ sơ mà chỉ tuyển 260 thì có hỗ trợ cho các trường này không, có  cần thiết như thế không? Phải tính lại, đồng ý THCS nhưng chỉ là vùng sâu, vùng xa, nông thôn, người nghèo thành phố. Nếu quy định như thế này thì đại trà quá, vi phạm nguyên tắc thị trường”, Phó chủ tịch QH lưu ý.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : bộ GD-ĐThồ sơhọc phíTHCS

Các tin liên quan đến bài viết