Những thay đổi trong chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
1. Ngày 02/11/2016, Chính Phủ ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính cụ thể như sau:
Tăng từ 40 đồng/m3 như hiện nay lên mức 52 đồng/m3 nước thương phẩm đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch.
“ Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trườngrừng là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho người tiêu dùng.
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước thương phẩm (52 đồng/m3).”
– Tăng từ 20 đồng/1kwh như hiện nay lên mức 36 đồng/kWh điện thương phẩm đối với các cơ sở sản xuất thủy điện.
“ Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kWh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện trong kỳ hạn thanh toán (kWh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kWh (36 đồng/kWh).”./.
2. Bộ Tài chính ban hành Thông tư 231/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, theo đó:
– Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng: ≤ 01 kg (hạt giống), ≤ 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 1 chủng loại giống cho 1 lần nhập, xuất khẩu.
– Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường.
– Kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất nhập cảnh.
– Kiểm dịch thực vật phục vụ các sự kiện của quốc gia.
– Kiểm dịch thực vật làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia.
– Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở.

Thông tư 231/2016/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế Thông tư 223/2012/TT-BTC.

Nguyễn Thị Dương

Từ khóa : bảo vệchế độlĩnh vựcmội trườngquản lýquy địnhsử dụngthay đổi

Các tin liên quan đến bài viết