Các quảng cáo tác dụng trị ung thư của sản phẩm chiết xuất từ rong nâu. Nhiều người đã phản ứng những quảng cáo này trên mạng xã hội vì cho rằng tác dụng không như quảng cáo |
Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng kiểm tra thì các doanh nghiệp này nói rằng “không biết ai đã quảng cáo sai, còn công ty tôi là vô can”!
“Theo quy định trong thông tư 09 của Bộ Y tế thì tất cả quảng cáo thực phẩm chức năng đều phải được thẩm định nội dung. Quảng cáo thực phẩm chức năng cũng bắt buộc có thêm chi tiết “sản phẩm không thay thế được thuốc chữa bệnh” và không được chỉ định để điều trị bệnh cụ thể. Nếu phát hiện những quảng cáo vi phạm, hãy báo tin cho chúng tôi xem xét xử lý” |
Ông Nguyễn Thanh Phong (cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) |
Núp bóng “nhân vật chia sẻ”
Quảng cáo gây hiểu lầm: Theo quảng cáo, loại thực phẩm chức năng có tên VNK từng được Bệnh viện Nhi T.Ư nghiệm thu, ghi nhận kết quả nghiên cứu hiệu quả trong hỗ trợ trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển ở một số lĩnh vực giao tiếp, nhận thức, tiếp thu, cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động, khả năng học tập và ghi nhớ ở trẻ…Ông Thành Ngọc Minh, trưởng khoa tâm bệnh Bệnh viện Nhi T.Ư, xác nhận vào năm 2014 khoa có nghiên cứu trên 100 trẻ dưới 6 tuổi bị rối loạn tự kỷ điều trị tại khoa từ tháng 3 đến tháng 12-2014 và đưa ra kết quả trên. Ông Minh cho biết đây là một nghiên cứu quy mô nhỏ, ông không tán thành với quảng cáo kiểu nhân vật chia sẻ gây hiểu lầm là trẻ hết bệnh, khả năng nói tốt sau một thời gian sử dụng sản phẩm. Khi nói về tình trạng “loạn” quảng cáo sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư trên thị trường hiện nay, lãnh đạo Bệnh viện K cũng cho biết nhiều sản phẩm mới chỉ được nghiên cứu trên chuột, nhưng không phải chữa được trên chuột là chữa được trên người. “Nếu sản phẩm quảng cáo hỗ trợ/điều trị ung thư thì nghiên cứu phải do ngành ung thư thực hiện kết quả mới tin cậy” – vị lãnh đạo này cho biết. |
Nguồn: tuoitre.vn