Đồng đội và gia đình đã tụ họp về Đà Nẵng tổ chức lễ giỗ chung 64 liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma tròn 30 năm trước.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Ngày 13/3, Ban liên lạc bộ đội Trường Sa thời kỳ 1984-1988 (Hội cựu chiến binh TP Đà Nẵng) đã tổ chức lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc và 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) ngày 14/3/1988. Nhiều đồng đội ở Quảng Bình, Bình Định và gia đình 9 liệt sĩ quê ở Đà Nẵng đã đến dự lễ cầu siêu.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Bài vị 64 liệt sĩ được ghi tên đầy đủ, đánh số thứ tự. Lễ giỗ lần thứ 30  năm nay trùng với ngày âm lịch 27 tháng giêng. Trong 30 năm qua, đây là lễ giỗ đầu tiên trùng ngày dương lịch và âm lịch.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

30 năm trước, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Phi Trừ – thuyền trưởng tàu HQ 604 – hy sinh khi Trung Quốc bắn pháo vào tàu của Hải quân Việt Nam. Bài vị của ông mang màu xanh lá.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Mâm cúng được người thân và đồng đội chuẩn bị, ngoài cơm trắng, còn có bánh bèo, bánh nậm đặc trưng của miền Trung.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Cựu binh Nguyễn Văn Thống (Quảng Bình), một trong 9 người bị Trung Quốc bắt giữ làm tù binh sau sự kiện Gạc Ma.

Ông Thống chắp đôi tay không còn lành lặn để cầu nguyện cho đồng đội đã hy sinh. Đôi mắt ông không còn nhìn rõ kể từ ngày lính Trung Quốc gây ra cuộc thảm sát với người lính Hải quân Việt Nam, chủ yếu là công binh tự vệ bằng cuốc, xẻng.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh) cùng nhiều người thân khác đến dự lễ. 30 năm trước, anh Xanh về ăn Tết cùng gia đình, hứa khi trở về sẽ cưới vợ. Sau ngày anh mất, người con gái yêu anh đã lên chùa đi tu.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Đến dự lễ cầu siêu, bà Lê Thị Lan (mẹ liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc) tìm tên con trong số 64 bài vị. “Con đây rồi, mẹ nhớ con lắm. 30 năm rồi con ơi”, người mẹ nói đứt quãng, đôi vai rung lên.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Giữa lễ cầu siêu, bà Lê Thị Lan khóc và nói: “Ngày Lộc lên đường, mẹ đưa cho Lộc cái chăn. Lúc đầu nó không chịu, nói ở đó không lạnh nhưng mẹ cứ dặn mang đi, nhỡ đâu lạnh thì có đắp. Rồi chẳng hiểu sao nó quay lại nói, bữa ni con đi luôn chứ không về. Rứa là nó không về thật”.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Để tổ chức lễ cầu siêu, từ nhiều tháng qua, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa thời kỳ 1984-1988 đã lên chương trình, xin giấy phép và kêu gọi nguồn kinh phí để hỗ trợ các cựu binh ở xa về Đà Nẵng.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Những đồng đội ở Trung đoàn 83 công binh Hải quân dù từng quen biết hay chưa biết mặt 64 liệt sĩ cũng đến dự lễ tưởng niệm.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Người thân thắp nén hương cho các liệt sĩ. Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố vừa hoàn thành việc xây dựng 9 ngôi mộ gió ở nghĩa trang thành phố.

Lễ giỗ chung 64 liệt sĩ Gạc Ma ở Đà Nẵng

Vòng hoa được đặt tại lễ giỗ chung. Chiều nay, đồng đội sẽ thả vòng hoa xuống biển để tưởng niệm 64 liệt sĩ.

Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của Trung Quốc lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội ta.

Theo VnExpress

Từ khóa : Đà Nẵnggạc mahải chiếnliệt sĩtrường sa

Các tin liên quan đến bài viết